In remembrance of a cherished friend, who I cannot see again. "I wish you peace, happiness and every best thing in your world."
IRIS – HUệ TÍM
Hermann Hesse
Bản dịch của Thái Kim Lan
Trong mùa xuân của
thời thơ dại Anselm thường thơ thẩn chạy khắp khu vườn xanh lá cây. Cậu bé yêu
đặc biệt loài hoa trong các loài hoa của mẹ: Hoa Huệ Kiếm. Cậu thường áp má
mình vào những chiếc lá dài màu xanh của hoa, tẩn mẩn ấn những ngón tay vào đầu
ngọn lá nhọn, hoặc vừa ngửi, vừa hít nụ hoa lớn đẹp huyền diệu kia và nhìn lâu,
rất lâu, vào tận trong đóa hoa đó vươn lên từ cái nền hoa màu xanh tím nhạt những
ngón tay màu vàng xếp thành hàng dài, giữa những búp măng vàng ấy hun hút một
ngõ sáng đi sâu vào đài hoa, và sâu hơn nữa vào tận trong cái bí nhiệm xa xôi
có màu xanh da trời của nụ hoa ấy. Cậu bé yêu say mê nụ hoa, thường trố mắt
nhìn rất lâu vào trong hoa để thấy những thành phần màu vàng thanh tao ấy khi
thì giống như một hàng rào bằng vàng ở vườn thượng uyển, khi thì giống như một lối
đi thông thường có hai hàng cây thơ mộng đẹp đẽ viền quanh – những hàng cây huyền
ảo không bị gió lay động và ở giữa chúng có con đừờng đầy bí ẩn sáng sủa và được
viền đắp bằng những đường gân mờ nhạt mềm mại và linh động chạy dài vào trong nội
tâm của hoa. Vòm hoa tỏa rộng một cách kì dị, lùi vào bên trong, con đường giữa
hai hàng cây bằng vàng mất hút vô tận trong yết hầu không thể tưởng tượng ra được
của hoa, trên con đường ấy những vòm tím nhạt uốn mình xuống một cách đế vương
và chiếu những bóng đen mỏng manh kì ảo trên một sự màu nhiệm yên lặng và đợi
chờ. Anselm biết đây là miệng hoa, biết là tim và ý nghĩ của hoa cư ngụ sau những
điểm vàng lộng lẫy trong chốn yết hầu xanh thẫm ấy, biết là hơi thở và những giấc
mơ của hoa thoát ra và đi vào trên con đường vân xinh xắn, sáng sủa và trong suốt
ấy.
Bên cạnh đóa hoa lớn
còn có những búp hoa nhỏ hơn còn chưa hé nở, đứng trên những cuống hoa mọng nước
chắc cứng trong một cái đài nhỏ có da màu xanh nâu, từ đó búp hoa non nớt chổi
lên yên lặng và kín đáo nhưng đầy sức lực, được bọc kín trong màu xanh sáng và
màu tím nhát, ở đằng đầu đã ló ra màu tím thẫm trẻ măng được cuốn tròn chắc nịch
và dịu dàng với một chút mũi nhọn xinh xắn của hoa. Ngay cả trên những lá búp
non quấn chặt này cũng có đủ những đường gân và trăm ngàn đường nét để nhìn ngắm
rồi.
Mỗi buổi sáng khi
cậu bé trở lại vườn từ căn nhà, từ giấc ngủ, từ cơn mơ, từ những thế giới xa lạ
ở trong cơn mơ ngủ, khu vườn vẫn đứng đó không mất, luôn luôn y nguyên và chờ đợi
cậu. Rồi ở nơi mà hôm qua cái mũi búp hoa cứng nhọn màu xanh lơ cuốn tròn trong
vỏ xanh còn đứng bất động, nơi đó bây giờ đã lững lờ một cánh non mỏng và xanh
như khí trời, như một cái lưỡi và như một cái môi, đang sờ soạn tìm kiếm hình
dáng và nét cong mà cánh hoa đã mơ ước từ lâu, và ở nơi tận cùng nhất, nơi mà nụ
hoa còn đang âm thầm tranh đấu để thoát ra khỏi bức màn lá xanh quấn quanh
mình, nơi đấy người ta đã thấy lờ mờ những cánh mỏng thanh tao màu vàng, con đường
đày gân sáng rỡ và vực thẳm linh hồn xa xăm đầy hương thơm của nụ hoa rồi. Có lẽ
vào trưa, có lẽ xế chiều, hoa hé nở, căng tấm màn lụa xanh trên khu rừng mơ mộng
bằng vàng và những giấc mơ đầu tiên, những ý nghĩ và lời ca xuất hiện thầm lặng
tùe hố thẳm đầy ảo thuật kia để bắt đầu hít thở khí trời.
Rồi có một ngày,
và ngày hôm ấy đầy cả hoa hình chuông đứng chụm nhau trong cỏ. Rồi lại có một
ngày, và ngáy hôm ấy bỗng nhiên âm vang tiếng lạ và hương thơm mới ở trong vườn,
trên đám cỏ đượm thắm mặt trời phất phơ những đóa hoa trà mi mềm mại và đỏ thắm.
Rồi lại có một ngày, và cả ngày hôm ấy không còn đóa hoa Huệ nào ở trong vườn nữa.
Chúng đã ra đi, không còn con đường nhỏ viền vàng nào nữa dẫn dắt một cách dịu
dàng vào những bí mật thơm ngát. Những ngọn lá cứng ngắt đứng trơ xa lạ và lạnh
lùng. Nhưng may sao đâu đó ở các bụi cây bắt đầu chín mọng và từng đàn bươm bướm
mới dập dìu đùa cợt trên những ngôi sao. Những con bướm nâu đỏ có lưng óng ánh
xà cừ, những con bướm nắc nẻ nhộn nhịp ồn ào đập những cánh trong như thủy
tinh.
Anselm nói chuyện
với bướm, với những viên sỏi trong vườn, đánh bạn với bọ rầy và chim sáo. Những
con chim kể cho cậu nghe chuyện loài chim, các cây dương xỉ chỉ cho cậu một
cách kín đáo hạt giống nâu đã được góp lại ở dưới mái những ngọn lá khổng lồ,
những mảnh chai xanh thủy tinh hứng lấy cho cậu tia sáng mặt trời và trở thành
lâu đài, vườn thượng uyển và các kho tàng chói lọi. Khi hoa Huệ tàn rồi thì hoa
Kapuziner lại nở, khi đóa trà mi héo hắt thì những chùm dâu sặc sỡ đã đượm màu
nâu. Tất cả đều đổi thay, tất cả luôn ở đó, và luôn luôn lìa xa, biến mất rồi
khoảnh khắc lại trở về. Ngay cả những ngày hãi hùng bất thường, khi ngọn gió lạnh
lùng rít rầm ĩ trong ngọn cây thông và đám lá úa đùa xào xạc một cách tái tê và
tàn lụi khắp nơi trong khu vườn, những ngày ấy vẫn còn mang đến cho cậu một bài
ca, một nhịp sống, một câu chuyện cho đến khi tất cả đều sụp xuống, tuyết rơi
trước cửa sổ và khu rừng dừa mọc lên nơi cửa kính, khi các thiên thần bay cùng
với tiếng chuông bạc suốt cả buổi chiều và hành lang cùng nền nhà thơm ngát mùi
trái cây phơi khô. Không bao giờ tình bạn hữu và niềm tin cẩn lại phụt tắt ở
trong thế giới tốt lành này, và khi có lần như một ngẫu nhiên, những chùm hoa
tuyết lại xuất hiện sáng rỡ bên cạnh đám lá trường xuân đằng (Efeu) đen sì, khi
những chú chim đầu tiên bay vút lên khoảng cao xanh mới mẻ, thì tuồng như mọi vật
vẫn luôn luôn còn đó, ngọc của hoa Huệ tím nhìn ra, không chờ không đợi mà vẫn
luôn đúng hẹn và đúng như đã ước mơ.
Tất cả đều đẹp đẽ
và Anselm mừng đón tất cả đầy thân thiết, tin cẩn, nhưng giây phút lớn lao nhất
của phép nhiệm màu và ân huệ mỗi năm đối với cậu bé vẫn là đóa Huệ kiếm đầu
tiên. Chính ở trong đài hoa ấy một làn nào đó, trong giấc mơ trẻ thơ xa xưa nhất,
lần đầu tiên trong đời cậu đã đọc được trong quyển sách của phép nhiệm màu –
hương thơm và màu xanh rung rinh muôn vẻ của hoa đối với cậu đã là lời mời gọi
và chìa khóa của Sáng Tạo. Và như thế hoa huệ tím cùng với cậu đã đi qua những
năm dài trong trắng ngây thơ, cứ mỗi mùa hè mới, hoa không những mới nguyên mà
lại càng tăng vẻ bí mật và dễ cảm hơn. Những hoa khác cũng có miệng, cũng gửi
hương và ý tưởng cho gió chuyền đi, cũng quyến rũ ong và bọ rầy vào trong phòng
the nhỏ bé ngọt ngào của chúng. Nhưng đối với câu bé, đóa huệ tím vẫn đáng yêu
hơn và quan trọng hơn tất cả các loài hoa khác nhiều. Với cậu, hoa là biểu tượng,
là tấm gương cho tất cả những gì đáng được suy ngẫm, cho những gì tuyệt vời tuyệt
tác. Khi cậu cúi nhìn vào đài hoa, theo dõi say sưa bằng ý tưởng, con đường nhỏ
mơ mộng trong sáng kia và gặp gỡ lòng hoa còn u minh giũa những khóm cây màu
vàng kì ảo, tâm hồn cậu đã nhìn chơi vào chốn “nhập môn”, nơi mà mọi xuất hiện
đều trở thành bí nhiệm và mợi sự “Thấy” đều trở nên linh cảm. Lắm đêm cậu bé đã
mơ nhiều lần về cái đài hoa đó, mơ thấy cái đài hoa mở rộng vô cùng ở trước mắt
mình như đôi cánh cửa của thiên đường, mơ thấy mình cưỡi ngựa hay ngồi trên
thiên nga bay vào trong đó và tất cả thế giới cũng theo cậu ta nhẹ nhàng phi,
bay trượt như bị thu hút bởi ảo thuật vào trong yết hầu mỹ miều của hoa, vào
sâu và chuồi xuống dưới, ở đó mọi sự chờ đợi đều được đền đáp và mọi linh cảm đều
trở thành chân lí.
Mỗi sự xuất hiện ở
trên địa cầu đều là một biểu tượng và mỗi biểu tượng là một cánh cửa mở ngõ cho
linh hồn sẵn sàng đi vào nội tâm của thế giới, nơi mà tha nhân cùng với tôi
vĩnh viễn là một. Mỗi người trong đời mình đều đã gặp gỡ đâu đây trên đường đi
cánh cửa mở ngõ đó, mỗi người đã có một lúc nào đấy bắt chợp được ý nghĩ rằng tất
cả những điều mắt thấy tai nghe đều là biểu tượng, sau biểu tượng này hiển hiện
cõi tâm linh và đời sống vĩnh cửu. Nhưng ít người đã đi qua cánh cửa mở đó và
chịu đánh đổi vẻ đẹp bên ngoài để lấy cái thực chất nội tâm còn lờ mờ trong tâm
khảm.
Đối với cậu bé
Anselm thì đóa hoa tím xanh lơ kia xuất hiện như một câu hỏi câm nín và thao thức
mà tâm hồn cậu mơ hồ sục soạn trong nguồn suối trực giác một câu giải đáp thích
ứng. Nhưng rồi nét muôn màu muôn vẻ đáng yêu của vạn vật lại lôi kéo cậu đi nơi
khác, vào những cuộc tỉ tê đùa giỡn với cỏ và đá sỏi, với cỏ dại và bụi cây, với
côn trùng và với tất cả tình bằng hữu của thế giới bé nhỏ của cậu, lắm khi cậu
đắm mình ngắm nghía, quan sát chính bản thân mình, giao trọn tâm tư vào những
điều khác lạ của thân thể, nhắm mắt nghe những cảm xúc kì lạ, những kích thích
và tưởng tượng trong cổ và mồm mỗi khi nuốt, hoặc khi hát hay thở, cảm thông được
ngay cả con đường và lối vào, nơi mà linh hồn thông thương với linh hồn. Cậu
quan sát đầy ngạc nhiên những hình màu đầy ý nghĩa thường xuất hiện trong bóng
tối đó đỏ bầm khi cậu nhắm nghiền đôi mắt lại, những dấu vết và các vòng bán
nguyệt màu xanh lơ hoặc đỏ thẩm có những đường nét sáng trong chen vào giữa.
Đôi khi Anselm lại cảm nhận với nỗi xúc động vừa vui vừa kinh hãi sự liên hệ
muôn vẻ giữa thị giác và thính quan, giữa khứu giác và vị giác và cảm nghe
trong một khoảnh khắc đẹp ngắn ngủi thanh âm, lời và các vần chữ thân thuộc với
nhau và đồng loại với màu đỏ và xanh, với cứng và mềm, hoặc cậu ta kinh ngạc
khi khi ngửi một ngọn rau hay một rễ cây xanh được bóc ra, hương và vị sao mà gần
gũi nhau lạ thường đến thế, lắm lúc chúng lại tan hòa vào nhau và trở thành duy
nhất một cách kì diệu.
Tất cả mọi trẻ thơ
đều cảm thấy như vậy dù cho cường độ nhạy cảm khác biệt nhau – rất nhiều trẻ
thơ, những lắng nghe, những khám phá đó thường biến mất đi như chẳng bao giờ hiện
hữu, trước khi đứa trẻ có thể đọc được những vần chữ đầu tiên. Nơi những trẻ
thơ khác vẻ bí nhiệm của tuổi thơ vẫn còn lẩn quẩn rất gần và chúng vẫn còn
mang theo dư âm của nó cho đến lúc tóc nhuộm màu sương và trong những ngày muộn
màng mệt mỏi của cuộc đời. Tất cả mọi trẻ thơ, bao lâu chúng còn ở trong sự bí
mật của cuộc sống, đều bận tâm với một điều duy nhất: với chính mình và với mọi
tương quan đầy bí ẩn giữa con người mình và thế giứoi bao quanh. Kẻ đi tìm và
nhà hiền triết thường quay về những mối bận tâm này sau những năm chín mùi suy
tư, còn phần đông thì quên lãng và rời bỏ rất sớm thế giới nội tâm của điều trọng
đại thật sự kia vĩnh viễn để suốt đời lang thang trong những sai lầm hỗn tạp đầy
những lo âu, ước muốn và mục đích, trong đó không có cái gì hiện hữu trong nội
tâm sâu kín của họ, trong đó không có cái gì có thể dẫn dắt họ tìm đến cõi lòng
sâu xa nhất và trở lại quê nhà được.
Như thế những mùa
hè và mùa thu trẻ dại của Anselm cứ đến dịu dàng và đi nhẹ nhàng, cứ thế luân
lưu hoa tuyết chuông, hoa tím, hoa hoàng thập, hoa huệ, hoa hồng, hoa xanh thẩm
nở rồi tàn, rồi lại nở, vẫn đẹp đẽ và phong phú như tự bao giò. Anselm sống với
hoa, chim và hoa tâm sự với cậu, cây và suối lắng nghe cậu, và cậu thường đem
những vần chữ tập viết đầu tiên, những âu lo bằng hữu đầu tiên giải tỏ với khu
vườn, với mẹ, với những viên đá sặc sỡ ở bồn hoa.
Nhưng có một lần
mùa xuân đến nhưng mùa xuân lại không rộn rã và đượm mùi như tất cả mùa xuân
trước đây, chim sáo cũng hót véo von nhưng lời ca không phải là bài hát cũ, hoa
huệ tím cũng nở nhưng không còn những giấc mơ, những hình dáng thần thoại, ẩn
hiện vào ra trên con đường viền vàng của đài hoa nữa. Những trái dâu đỏ vẫn
tươi cười núp sau đám lá xanh và bươm bướm vẫn bay rộn ràng lấp lánh trên những
giàn hoa cao, nhưng tất cả không còn như trước nữa và cậu bé bận tâm với những
chuyện khác, ngay với mẹ cậu ta cũng đã nhiều lần gây gỗ rồi. Chính cậu cũng
không hiểu duyên cớ tại sao có điều gì làm cậu đau đớn trong lòng, tại sao có một
điều gì đấy luôn luôn quấy rầy cậu. Chỉ biết là thế giới đã đổi thay, tình bằng
hữu từ trước đến nay đã rời rụng và để lại cậu trơ trọi một mình.
Và như thế một năm
trôi qua, rồi một năm nữa, Anselm không còn là một chú bé con, những viên sỏi sặc
sỡ ở bồn hoa trở nên buồn nản, những đóa hoa đã như lãnh cảm và những con bọ rầy
bị cậu lấy kim xâu bỏ vào hộp đò chơi: linh hồn cậu đang bước vào con đường
vòng dài và chông gai. Những cố tri đã bị chà đạp và héo hắt đi rồi.
Chàng trẻ tuổi vội
vã lăn xả vào đời, cuộc đời như mới bắt đầu từ đây. Đã qua rồi và chìm trong
quên lãng là cái thế giới biểu tượng ngày xưa, những ước mơ mới mẻ và những con
đường mới lạ quyến rũ cậu đi xa. Có chăng là một chút măng trẻ còn thoang thoảng
như một hương thơm trong tia nhìn xanh và phất phơ mái tóc mềm mại của chàng,
nhưng chàng không thích điều đó nhất là khi được nhắc nhở đến. Chàng cắt tóc ngắn
đi và sửa tia nhìn cho có vẻ bạo tợn và sành sỏi hơn lên. Chàng gây vũ bão
trong những năm đầy chờ đợi và lo âu. Khi là một người học trò và bạn tốt, khi
thi trơ trọi và rụt rè, khi thì vùi đầu trong vở đến khuya, khi thì điên cuồng ồn
ào trong những quán rượu. Chàng phải rời quê nhà và chỉ gặp lại quê cũ trong những
lần hiếm hoi về thăm nhà ngắn ngũi, về nhà với mẹ, chàng bây giờ là một chàng
trai đã đổi thay, trưởng thành, ăn diện thanh lịch. Chàng thường mang theo bạn
bè, mang theo sách vở, luôn luôn thử những thứ khác lạ và khi chàng đi qua những
khu vườn cũ, khu vườn lại bé nhỏ và bặt tiếng trước cái nhìn lơ đãng của chàng.
Không bao giờ nữa chàng nhìn thấy những câu chuyện ở những đường gân sặc sỡ của
các viên sỏi và đá cây. Không bao giờ nữa chàng nhìn ra thượng đế và vĩnh cửu
cư ngụ nơi vẻ bí mật của đóa hoa huệ tím.
Anselm đã là học
trò và sinh viên, chàng trở về quê với mũ đỏ rồi mũ xanh, với một vành râu mép
lơ thơ và rồi với một bộ râu. Chàng mang sách ngoại ngữ về và có lần một con
chó vào trong cặp da treo ở ngực chàng, khi thì đầy ắp những bài thơ mới viết,
khi thì mấy tờ giấy chép những danh ngôn xưa, khi thì những tranh họa và những
thư từ của những cô gái đẹp. Chàng trở về quê sau một thời gian sống ở ngoại quốc
và lênh đênh trên một chiếc tàu lớn ở biển cả. Chàng trở về và trở thành một học
giả trẻ, mang mũ đen và bao tay màu sẫm, những người láng giềng cũ ngả mũ khi gặp
chàng và gọi chàng là “Ông Giáo Sư” mặc dù chàng chưa phải là giáo sư. Chàng trở
về và mặc áo tang, đi lặng lẽ nghiêm trang sau chiếc xe tang nơi mẹ chàng yên
ngủ trong chiếc quan tài kết hoa. Và từ đó chàng trở về ngày càng hiếm hoi hơn.
Bấy giờ Anselm sống
ở đô thị, dạy sinh viên và được xem là một học giả nổi tiếng. Chàng sống cũng
giống mọi người trên thế gian, cũng đi, cũng dạo chơi, cũng ngồi, cũng đứng,
trong y phục trang nhã, nghiêm nghị hay thân mật với đôi mắt nhanh nhẹn và đôi
khi hơi mệt mỏi: Chàng đã là một nhân vật và một nhà nghiên cứu, đúng như chàng
đã mong muốn. Lúc bấy giờ tình trạng của chàng tương tự như những năm cuối của
thời trẻ thơ. Chàng bỗng thấy năm tháng trôi nhanh sau lưng mình và chàng vẫn đứng
trơ trọi kì cục và không thỏa mãn ở thế gian, cái thế gian mà chàng đã mải mê
theo đuổi. Chàng nhận thấy làm giáo sư cũng không phải là hạnh phúc thật sự, được
dân chúng, sinh viên chào đón kính trọng cũng không phải là một thứ hứng thú
sung mãn. Tất cả điều đó đều tàn úa và biến thành cát bụi, hạnh phúc thì thấy
xa vời ở trong tương lai và con đường đi đến đó xem ra nóng nức, bụi bặm và tầm
thường.
Trong khoảng thời
gian này, Anselm thường hay đến chơi nhà một người bạncó cô em thu hút chàng.
Bây giờ chàng không chạy theo dễ dàng một khuôn mặt đẹp nữa, điều đó cũng đã đổi
khác, chàng cảm thấy hạnh phúc phải đến với chàng một cách đặc biệt hơn và
không thể nằm sau mỗi cánh cửa được. Chàng rất thích cô em gái bạn và đôi khi
chàng tưởng yêu nàng thật tình. Nhưng nàng là một cô gái đặc biệt, mỗi bước đi,
mỗi lời nói của nàng đều được tô điểm một vẻ riêng và không phải luôn luôn dễ
dàng đến với nàng cũng như để bắt đúng nhịp với nàng. Anselm thường cãi vã với
chính mình về cô bạn gái, mỗi chiều lúc chàng đi đi lại lại một mình trong căn
nhà cô đơn và nghiền ngẫm nghe tiếng bước chân của mình vang trong phòng, lòng
chàng ngổn ngang những ý nghĩ – nàng lớn tuổi hơn chàng để làm vợ như chàng muốn.
Nàng rất kì cục và chắc sẽ rất khó khăn nếu cùng một lúc sống với nàng đồng thời
lại muốn theo đuổi tham vọng của mình bởi vì nàng không bao giờ muốn nghe nói đến
chữ tham vọng. Nàng không khỏe mạnh lắm và không thể chịu đựng khách khứa, tiệc
tùng. Nàng thích nhất sống với hoa, âm nhạc, với một quyển sách bên mình trong
sự yên tĩnh cô đơn, trong sự chờ đợi xem ai có đến với nàng không và để mặc thế
giới trôi xuôi. Đôi khi nàng rất mỏng manh và dễ cảm đến nổi những gì xa lạ đều
làm cho nàng đau đớn và dễ khóc. Rồi sau đó nàng lại rực rỡ một cách trầm tĩnh
và thanh thoát trong một thứ hạnh phúc riêng lẻ và những ai thấy điều đó đều cảm
thấy rằng thật là khó để trao tặng cho người đàn bà đẹp hiếm có này một điều gì
cũng như để có một ý nghĩa nào đó đối với nàng. Anselm thường tin rằng nàng yêu
chàng, đôi khi chàng thấy là tuồng như nàng chẳng yêu ai mà chỉ dịu dàng và
thân mật với tất cả và không theo dõi một thứ gì ở thế gian ngoài sự được yên
tĩnh. Còn chàng thì lại muốn đòi hỏi ở đời sống một thứ khác nữa và nếu như
chàng lấy vợ thì đời sống và tiếng rộn rã, sự hiếu khách phải có ở trong nhà mới
được.
Một lần chàng nói
với nàng: “Iris, Iris thân yêu, nếu thế giới được an bài khác đi, nếu không có
gì khác ngoài thế giới đẹp đẽ và dịu dàng với hoa, tư tưởng và âm nhạc của em,
thì tôi sẽ không ao ước gì hơn là được sống suốt đời bên em, nghe em kể chuyện
và sống cùng em trong tư tưởng. Riêng tên của em thôi củng đủ làm cho tôi dễ chịu,
Iris là một tên tuyệt diệu, tôi không biết là tên đó nhắc nhở tôi một điều gì.”
Iris đáp: “Anh biết
loài hoa huệ tím và vàng mang tên Iris chứ?”
“Vâng”, chàng kêu
lên trong cảm giác lo sợ, “tôi biết chứ và điều đó cũng đã đẹp rồi. Nhưng mỗi
khi tôi nói tên em thì tuồng như tên em muốn nhắc nhở cho tôi một điều, tôi
không biết là điều gì, hình như nó gắn với kỉ niệm sâu xa và trọng đại với tôi,
nhưng tôi không biết và không tìm ra được điều đó là điều gì.”
Iris mỉm cười với
chàng trai, trong lúc chàng ta đứng trơ ra đó và lấy tay chùi trán.
“Mỗi lần em đều cảm
thấy như thế”, nàng nói bằng giọng nhẹ như chim, “khi em ngửi một bông hoa. Mỗi
lần tim em đều cho rằng gằn liền với hương thơm kia đã luôn luôn có một kỉ vật
để nhớ đến, một cái gì đẹp và quý báu tuyệt trần, kỉ vật đó trước đây là của em
và bị đánh mất đi. Với âm nhạc và đôi khi thơ văn cũng thế, ở đó đột nhiên lóe
sáng một vật gì trong chớp mắt, ví như người ta thấy lại được quê hương đã mất
bỗng nhiên hiện ra trong thung lũng dưới chân mình và rồi giây phút đó biến mất
đi và bị quên lãng. Anselm thân mến! Em tin rằng chúng ta hiện hữu ở trên quả
đát này có ý nghĩa ấy cho sự hồi tưởng, tìm kiếm và lắng nghe những hình dáng
màu sắc âm thanh đã mất, và quê hương thật sự của chúng ta chính là ở đằng sau
đó.”
“Em nói hay quá !
Anselm nói mơn và cảm thấy trong lồng ngực nhói lên một rung động gần như đau đớn,
tuồng như có một cây kim chỉ nam dấu kín bật chỉ một cách nhất định vào mục
tiêu xa xăm nào đó của chàng. Mục tiêu này hoàn toàn khác với mục tiêu mà chàng
nhắm cho đời chàng và điều đó làm đau. Chàng tự hỏi mình có nên phung phí cả cuộc
đời trong những giấc mộng với những chuyện thần thoại ddepj đẽ kia không.
Bẵng đi một dạo bỗng
có một hôm Anselm trở về từ một chuyến viễn du cô đơn, thấy gian phòng trống trải
chào đón mình một cách lạnh lẽo và ngột ngạt, chàng liền đi đến thăm cô bạn và
nghĩ sẽ cầu hôn nàng Iris xinh đẹp làm vợ.
Chàng nói với
nàng: “Iris ơi! Tôi không muốn tiếp tục sống như thế này nữa. Em luôn là người
bạn tốt với tôi, tôi phải nói với em tất cả. Tôi phải có vợ, nếu không thì cuộc
sống sẽ trống rỗng và vô nghĩa và tôi co thể ao ước một người vợ nào khác hơn
là em, đóa hoa yêu quý? Em có bằng lòng không hở Iris? Em sẽ có các thứ hoa nhiều
như có thể tìm được trên thế gian, em sẽ có một khu vườn đẹp nhất thế gian. Em
có muốn đến với tôi không?”
Iris nhìn rất lâu
và yên lặng vào mắt chàng, nàng không mỉm cười và không đỏ mặt, rồi trả lời bằng
một giọng chắc chắn:
“Anselm à, em
không ngạc nhiên về câu hỏi của anh, em yêu anh dù không bao giờ nghĩ là em sẽ
trở thành vợ của anh. Nhưng mà xem đây, người bạn của em, em sẽ có những đòi hỏi
to lớn cho kẻ nào muốn lấy em làm vợ. Em sẽ có những đòi hỏi lớn hơn người đàn
bà khác. Anh đã muốn hiến dâng cho em nhiều hoa và có ý tốt với em. Nhưng em có
thể sống không có hoa và không có âm nhạc, em có thể làm điều đó và nhịn nhiều
thứ khác nếu cần phải như thế. Chỉ có một điều em không thể và không muốn thiếu
đi: đấy là em không thể sống một ngày mà âm nhạc trong con tim của em không phải
là điều chính yếu. Nếu em sống với một người chồng thì người đó phải là kẻ có
âm nhạc trong nội tâm hòa hợp tốt đẹp và thanh thoát với tiết tấu âm thanh của
em, và hơn nữa âm nhạc của người ấy phải là ước muốn duy nhất của đời chàng.
Anh có thể làm như vậy được không hỡi bạn của em? Có lẽ rồi anh sẽ không được nổi
tiếng và có danh vọng nữa, nhà của anh sẽ yên tĩnh và các nếp nhăn trên trán của
anh mà em đã thấy từ bao năm qua phải được rửa trôi đi. Ôi Anselm ơi! Không được
đau. Hãy xem, con người anh vẫn như thế, vẫn là người cứ phải học cho đến khi những
nếp nhăn cày sâu thêm, vẫn là người luôn luôn tạo ra những lo âu mới, còn em,
và những gì tâm tư hiện hữu của em, những cái ấy anh có yêu thích đấy và thấy
nó hay đấy, nhưng đối với anh và nhiều người khác thì chúng cũng chỉ là một trò
chơi thanh nhã. Anh nghe em đây: tất cả những gì với anh bây giờ trò chơi thì với
em chính là cuộc sống và bây giờ phải là cuộc sống đối với anh, còn tất cả những
gì anh đã đem cực nhọc và lo âu để làm nên thì đối với em cái đấy là trò chơi,
và theo chẳng đáng giá gì để sống cho chúng cả. Em sẽ không thay đổi nữa đâu,
Anselm à, bởi vì em sống theo một quy luật nằm trong tim em. Nhưng anh có thể đổi
khác không? Và anh sẽ phải đổi khác đi nếu anh muốn lấy em làm vợ”.
Bị đánh trúng tâm
lý, Anselm lẳng lặng trước ý muốn của nàng, ý muốn mà chàng đã cho là yếu ớt và
đùa bỡn. Chàng ngậm câm và bóp nát một bông hoa lấy ở bàn trong bàn tay run rẩy
của chàng. Bấy giờ Iris dịu dàng lấy bông hoa ở bàn tay chàng ra, cử chỉ này
như một lời trách móc nặng đâm thẳng vào tim chàng – nàng bỗng mỉm cười một
cách rạng rỡ và đáng yêu, khi bất ngờ tìm ra trong bóng tối một giải đáp:
Nàng nói nhỏ nhẹ
và hơi đỏ mặt lên: “Em có một ý kiến. Có lẽ anh sẽ thấy nó kì cục và cho đó là
một tánh chướng, nhưng ý kiến này không phải là một tánh chướng đâu. Anh muốn
nghe chăng? Và anh có muốn chấp thuận nó để nó quyết định cho chúng ta chăng?”
Anselm nhìn chăm
chú cô bạn gái mà chẳng hiểu gì cả, lo âu hiện lên ở nét mặt xanh xao. Nụ cười mỉm
của nàng buộc chàng tin cẩn nàng và nói vâng.
“Em muốn đưa cho
anh một công việc”, nàng vừa nói bỗng trở nên nghiêm trang.
“Này, em hãy nói
đi, đó là quyền của em.” Anselm trả lời tùng phục.
Nàng nói: “Đây là
điều nghiêm trọng của em và lời nói cuối cùng của em. Anh có muốn đón nhận nó
như đến từ linh hồn của em và không mặc cả so đo, dù cho anh không hiểu ngay điều
đó không?”. Anselm hứa. Bây giờ nàng vừa nói vừa đứng dậy và đưa tay cho chàng.
“Nhiều lần anh đã
nói với em là mỗi khi anh nói tên em anh đều cảm thấy nhớ đến một điều gì đã bị
quên lãng nhưng đối với anh là rất trọng đại và thần thánh. Đó là một dấu hiệu,
Anselm à, và điều đó đã thúc đẩy anh trong mọi năm đến với em, em cũng tin là
anh đã đánh mất và quên đi một điều gì quan trọng và thần thánh trong linh hồn
mình, điều đó cần phải được đánh thức lại, trước khi anh có thể tìm ra hạnh
phúc và đạt tới định mệnh của anh: hãy đi và hãy nhìn cho đến khi tìm lại cho
được thì ngày ấy em sẽ là vợ anh, sẽ đi với anh đến nơi nào anh muốn và sẽ
không có ước mơ nào nữa ngoài ước mơ của anh.”
Chàng Anselm bối rối
bàng hoàng muốn ngắt lời nàng rằng lời yêu cầu đó là một tính chướng nhưng tia
nhìn trong sáng của nàng nhắc nhở lời chàng đã hứa nên chàng phải ngậm yên. Với
cặp mắt mỏi mệt và chịu thua chàng nắm tay nàng đưa lên môi hôn và từ giã.
Trong đời chàng đã
nhận được nhiều bổn phận và giải quyết chúng, nhưng không bổn phận nào kỳ lạ,
quan trọng mà lại nản chí như bổn phận này. Ngày ngày chàng đi lang thang và ngẫm
nghĩ về nó đến mệt đừ, có những lúc chàng tuyệt vọng và giận dữ, cho công việc
này là một tính khùng của đàn bà và đã toan vứt đi không nghĩ đến nữa. Nhưng rồi
trong thâm tâm chàng có điều gì ví như một chút đau bí ẩn mỏng manh, một nhắc
nhở không lời rất dịu dàng phản đối lại ý nghĩ đó. Giọng nói nhỏ nhẹ này, giọng
nói đi từ thâm tâm của chính chàng, đã đồng tình với Iris và cũng đòi hỏi như
nàng vậy.
Duy có công việc
đó quả thật là khó khăn cho người đàn ông trí thức này. Chàng phải nhớ lại điều
mà từ lâu chàng đã quên khuấy đi, chàng phải gỡ cho ra một sợi dây vàng duy nhất
khỏi tấm lưới nhện của những năm dài đã chìm mất vào lãng quên, chàng phải với
bắt bằng hai tay và phải đem lại cho người yêu một thức gì mà thức đó không chi
khác hơn một tiếng chim kêu đã thoảng đi, một thoáng bay của cảm hứng hay u sầu
khi nghe một bản nhạc, một thứ gì còn mỏng manh hơn, phôi pha hơn và vô hình
hơn tư tưởng, hư vô hơn một giấc mộng ban đêm, và lãng đãng vô định còn hơn
sương mù buổi sáng.
Lắm lúc, chàng đã toan
vất đi tất cả vì chán nản và cáu kỉnh, thôi không tìm kiếm nữa, thì tuồng như
vô tình có cái gì thổi nhẹ vào chàng như một hơi thở từ những khu vườn xa xôi,
chàng thì thầm với mình tên Iris, 10 lần và nhiều lần hơn, nhỏ nhẹ và đùa cợt
như khi người ta thử âm thanh trên một phím đàn căng dây Iris”, chàng thì thào
“Iris” và với một cơn đau nhẹ chàng cảm thấy trong thâm tâm có điều gì đang
chuyển động, y như trong một căn nhà cũ bị bỏ hoang cánh cửa vô cớ bỗng mở ra
và tấm song kêu kẽo kẹt. Chàng kiểm soát lại những hoài niệm mà chàng tưởng đã
mang trong mình một cách thứ lớp. Chính trong lúc kiểm điểm này chàng đi đến những
khám phá kì lạ và kinh ngạc. Kho tàng kỉ niệm quả là vô cùng bé nhỏ hơn là
chàng tưởng: ngoảnh lại thì thấy những năm tròn mất đi và đứng trơ trống rỗng
như những trang giấy không có chữ viết. Chàng bắt gặp mình phải cố gắng lắm mới
tưởng tượng lại rõ rệt hình ảnh của mẹ, chàng đã hoàn toàn quên không biết cô
gái hồi chàng còn thư sinh theo đuổi tán tỉnh say mê một năm tròn tên là gì.
Chàng sực nhớ đến con chó ngày xưa chàng mua trong trong một phút bốc đòng hồi
còn là sinh viên, chú ta đã sống với chàng một quãng thời gian lâu. Vậy mà phải
mất mấy ngày chàng mới nhớ lại được tên con chó.
Lòng đầy đau
thương, chàng trai tội nghiệp nghiệm ra với bao nổi buồn nản và lo âu chồng chất,
quãng đời sau lưng mình đã tiêu tan và trống rỗng biết bao, quãng đời đó không
phụ thuộc vào chàng nữa mà xa lạ và không liên hệ gì đến chàng, tỉ như điều mà
xưa kia ta đã thuộc nằm lòng nhưng giờ đây phải ráp lại những mảnh vụn vô vị.
Chàng bắt đầu viết, chàng muốn quay về từng năm từng năm một viết lại những mảnh
sống quan trọng của đời mình, để được nắm lại chúng chắc chắn trong tay. Nhưng ở
đâu là những mảnh đời quan trọng nhất? Lúc chàng trở thành giáo sư chăng? Lúc
chàng có lần là ông tiến sĩ, là cậu học sinh, là chàng sinh viên chăng, hay là
có lần trong quãng thời gian đã bặt tăm lúc cô gái này cô gái nọ đã làm chàng vừa
lòng một thời gian chăng? Hãi hùng chàng ngước nhìn lên, đó là thời gian sống
chăng? Và đời sống chỉ có thế thôi sao? Chàng đập tay vào trán và cười dữ dội.
Trong lúc đó thời
gian vẫn trôi qua, chưa bao giờ thời gian lại qua mau và tàn nhẫn đến thế. Một
năm đã trôi qua và chàng cảm thấy mình vẫn đứng một chỗ như trong giờ phút
chàng giã từ Iris. Tuy nhiên mỗi người ngoài chàng ra đều cảm thấy chàng đã
thay đổi rất nhiều. Chàng trở nên vừa già vừa trẻ hơn. Đối với bạn bè chàng hầu
như thành xa lạ, người ta thấy chàng lơ đãng, hay cáu và kì cục, lâu dần chàng
được mệnh danh là một quái nhân, thật đáng tiếc cho chàng, nhưng do chàng cứ ở
vậy mà làm trai tân lâu quá mà ra thế đấy. Đã có lần chàng quên cả bổn phận của
mình và học trò chàng đợi chàng vô ích cả buổi, lại có khi chàng lếch thếch
trên đừờng phố, lần theo những ngôi nhà và quét bụi của vệ thành bằng cái quần
rách rưới lê thê. Nhiều người cho chàng đã bắt đầu uống rượu. Lần khác có lúc
chàng bỗng ngưng lại chốc lát giữa một bài giảng trước học trò, lục lạo trong
trí nhớ một điều gì, rồi mỉm cười một cách trẻ thơ và nhiệt thành – điều mà người
ta không bao giờ thấy chàng làm, rồi tiếp tục giảng bằng một giọng ấm áp và cảm
động đi thẳng vào tim của học trò.
Chàng không biết rằng
từ lâu một ý nghĩa mới đã đến với chàng trong chuyến thám hiểm vô vọng theo sau
những hương thơm và dấu vết đã bị thổi mất của những năm tháng xa xưa. Rất lắm
khi chàng nhận thấy rằng đằng sau những điều chàng gọi là kỉ niệm còn nằm sau
những kỉ niệm khác nữa, ví như trên bức tường đầy tranh vẽ đôi khi còn có những
bức tranh xưa hơn bị vẽ chồng lên, nằm ngái ngủ ẩn sau những bức vẽ cũ. Có khi
chàng muốn soát kí ức để nhớ một điều gì, ví dụ tên một thành phố, ở đó kẻ du
khách là chàng đã dừng lại đôi ngày, hay là nhớ ngày sinh nhật của một người bạn,
hay nhớ một điều gì đó và trong khi chàng đào bới và lục lọi một mảng nhỏ của
dĩ vãng như một đống tro tàn, chàng bỗng sực nhớ tới một điều hoàn toàn khác hẳn.
Một thoáng hơi thở bao trùm lấy chàng, như một làn gió tháng tư, hay như một
ngày sương mù tháng chín, chàng ngửi thấy một hương thơm, nếm một mùi vị và cảm
thấy những cảm giác dịu dàng âm u ở đâu đây, trên da, trong mắt, trong tim và dần
dần điều đó trở nên rõ rệt đối với chàng: phải là vào một ngày nào đó xưa kia,
trời xanh và ấm hay mát và xám, hay một ngày nào đó, và tinh hoa của ngày ấy đã
được giữ lại trong tim chàng và vẫn còn treo lơ lửng như một kỉ niệm lờ mờ
trong tâm tư. Chàng không thể tìm lai được cái ngày mùa xuân hay mùa đông giá ấy
trong quá khứ có thật của chàng, cái ngày mà chàng đã ngửi và đã cảm nhận một
cách thật rõ rệt, chúng đã không có tên và không có số, có lẽ trong thời sinh
viên, có lẽ lúc chàng còn nằm trong nôi, nhưng thoáng hương xưa đã thoảng về và
chàng cảm thấy trong lòng có điều gì sống động ma chàng không thể gọi tên hay
xác định được. Lắm khi chàng có cảm tưởng rằng khả dĩ cũng xuyên qua cuộc đời
hiện tại này những hoài niệm ấy có thể lui về chạm mặt với những quá khứ hiện hữu
trước đây, mặc dù chàng mỉm cười và nghi ngờ về điều đó.
Có lắm điều Anselm
đã tìm thấy được trên các cuộc lang thang vô định qua những gỡ thẳm của kí ức,
lắm điều chàng đã tìm thấy làm cho chàng cảm động và xao xuyến, cũng có điều
làm chàng kinh hoàng và lo sợ, nhưng có một điều chàng đã không tìm ra được, đấy
là cái tên Iris có ý nghĩa gì đối với chàng.
Thuở ấy trong cơn
dày vò vì không tìm ra được điều đó, chàng trở về thăm lại quê cũ, thấy lại khu
rừng và những con đường, những cầu gỗ và hàng rào, chàng đứng trong khu vườn của
thời thơ dại cũ và cảm nghe sóng lòng rào rạt, quá khứ bao trùm chàng như giấc
mộng. Buồn bã và yên lặng, chàng rời chốn cũ trở về phố. Chàng cáo bệnh và đuổi
khách không tiếp một ai.
Nhưng co một người
tìm đến. Đó là người bạn mà chàng đã không gặp từ ngày chàng xin cười nàng
Iris. Người ấy đến và thấy Anselm ngồi lếch thếch trong thảo am tẻ ngắt của
chàng.
“Dậy đi!” Người bạn
nói. “Iris muốn gặp anh đấy!” Anselm nhổm bật dậy:
“Iris hả! Chuyện
gì xảy ra cho nàng vậy? Đấy tôi biết mà, biết mà!”
Người bạn dục: “đi
với tôi, Iris sắp chết, nàng bị bệnh từ lâu rồi.”
Hai người đi đến
Iris, nàng nằm trong giường tĩnh dưỡng, nhẹ và gầy như một đứa trẻ, và mỉm cười
rạng rỡ qua đôi mắt mở lớn. Nàng đưa ta trẻ thơ trắng và mảnh dẻ cho Anselm nắm,
bàn tay nằm trong tay chàng như một bông hoa, vẻ mặt nàng như đã biến sắc và
nói:
“Anselm ơi! Anh có
giận em không? Em đã đưa cho anh một sứ mệnh rất khó khăn, và em biết anh vẫn
trung thành với nó. Hãy tiếp tục tìm kiếm và hãy đi con đường đó cho đến khi
anh đến đích. Anh đã nghĩ là vì em mà đi con đường đó, nhưng anh đi chính cho
anh đấy, anh có biết điều đó không?”
“Anh linh cảm điều
đó” Anselm nói, “và bây giờ thì anh biết rồi. Đó là một con đường dài, Iris à
và anh đã toan trở gót từ lâu, nhưng anh không còn con đường lui nữa. Anh không
biết rồi anh sẽ ra sao.”
Nnàg nhìn thẳng
vào đôi mắt buồn rầu của Anselm, mỉm cười trong sáng và an ủi. Anselm cúi xuống
trên bàn tay mỏng manh và khóc rất lâu đến nỗi bàn tay nàng đẫm cả nước mắt của
chàng.
“Anh sẽ phải ra
sao”, nàng nói bằng một giọng mơ hồ như một tia sáng kỉ niệm, “anh có phải ra
sao, điều đó anh phải tự hỏi mình. Trong đời anh, anh đã tìm kiếm nhiều rồi.
Anh đã tìm kiếm danh vọng, hạnh phúc và tri thức và anh đã kiếm em, Iris nhỏ bé
của anh. Tất cả điều đó chỉ la những hình ảnh và chúng lìa bỏ anh như em phải
lìa bỏ anh bây giờ. Chính em cũng đã ở trong tâm trạng này. Luôn luôn em đã tìm
kiếm và luôn luôn chúng là những hình ảnh đẹp đáng yeu và luôn luôn chúng luôn
rơi rụng và héo tàn. Bây giờ em không biết một hình ảnh nào nữa, em không tìm
kiếm gì nữa, em đang trở về quê nhà và chỉ cần bước một bước nữa thôi là em đã ở
trong Quê hương. Anselm ơi, anh cũng sẽ đi đến đó và sẽ không còn những vết
nhăn trên trán”.
Nàng xanh lướt đến
nỗi Anselm kêu lên tuyệt vọng: “Iris ơi, hãy đợi một chút đừng vội đi ngay. Hãy
để lại cho anh một dấu gì để em khỏi mất đi hoàn toàn trong anh!”
Iris gật đầu, nàng
đưa tay lấy trong cốc thủy tinh ở bàn bên và đưa cho Anselm một đóa hoa huệ
xanh mới chớm nở.
“Anh giữ lấy đóa
hoa của em, hoa Iris, và đừng quên em, hãy tìm Iris và rôi anh sẽ đến với em được”.
Ánelm nức nở đón
giữ đóa hoa trong đôi tay và từ giã trong nước mắt. Mấy hôm sau người bạn chàng
bắn tin, chàng lại đến và giúp bạn trang hoàng quan tài nàng bằng hoa và mang
nàng về với đất.
Thế rồi cả cuộc đời
sụp đổ sau lưng chàng, chàng tưởng không thể nào dệt tiếp được sợi dây vàng kia
nữa. Chàng thôi tất cả, rời bỏ thành phố và sở làm và biệt tích trên thế gian.
Đó đây người ta thỉnh thoảng có lần thấy chàng xuất hiện nơi quê cũ, đứng tựa
người vào hàng rào khu vườn xưa, nhưng khi mọi người hỏi đến chàng và nhận lo lắng
cho chàng thì chàng bỏ đi và biến mất.
Chỉ có hoa huệ tím
là vẫn đáng yêu đối với chàng. Chàng thường cúi cong người trên đóa hoa, bất cứ
ở đâu khi thấy hoa và khi chàng đưa mắt nhìn lâu vào đài hoa, thì tựa hồ như
hương thơm và linh cảm về tất cả những gì quá khứ và vị lai đang bay lại gần với
nhau từ cái nền hoa màu xanh nhạt ấy, cho đến khi chàng buồn rầu tiếp tục bỏ
đi, bởi vì sự toại nguyện về điều chàng muốn biết đã không đến. Nhưng lúc đó chẳng
khác gì chàng đang rình rập ở một cánh cửa hé mở nào đó nghe thấy sự bí nhiệm
đáng yêu nhất mà chàng tìm kiếm đang hô hấp đằng sau cánh cửa, nhưng khi chàng
cho rằng bây giờ và bây giờ đây mọi sự phải hiện ra và thành tựu trong chàng
thì cánh cửa đã đóng sập lại và ngọn gió trần gian lại trải lạnh trên nỗi cô
đơn của chàng.
Trong giấc mơ
chàng nhìn thấy mẹ nói chuyện với chàng, trong bao năm đằng đẵng chưa bao giờ
chàng cảm thấy hình dáng và nét mặt mẹ bây giờ lại gần gũi và rõ rệt đến thế.
Iris cũng hiện ra nói chuyện với chàng. Khi chàng tỉnh giấc, dư âm vẫn còn vọng
lại làm cho suốt ngày hôm sau chàng bần thần suy ngẫm. Chàng không còn có một
nơi cố định nào, đi lang thang xa lạ trên các miền quê, ngủ ở các nhà hoang, ngủ
ở trong rừng, ăn bánh mì hay dâu dại, ưống rượu hoặc sương đọng trên các bụi
cây, chàng cũng không biết đến nữa. Đối với nhiều người chàng là một thằng
điên, người khác thì cho chàng là một tên ảo thuật, nhiều kẻ sợ hãi chàng, nhiều
người chế nhạo chàng, có lắm người lại thương chàng. Chàng học những điều mà
không bao giờ chàng có thể: sống chung với trẻ con và chia xẻ những trò chơi kì
lạ chủa chúng, như nói chuyện với một cành cây gãy hay với một viên đá nhỏ.
Đông và hè lướt qua bên chàng, à chàng thì cứ nhìn vào những đài hoa, vào suối
vời hồ.
Đôi khi chàng tự
nói với mình: “Hình ảnh, tất cả chỉ là hình ảnh”.
Nhưng tân trong
thâm tâm chàng đã cảm nhận được một thực thể, thực thể này không phải là hình ảnh
mà chàng theo dõi, và đôi khi cái thực thể trong lòng chàng biết lên tiếng nói,
giọng nói đã là giọng nói của Iris và của mẹ là niềm an ủi và sự hi vọng.
Có những phép màu
xảy đến cho chàng và không làm chàng ngạc nhiên. Và như thế thuở ấy chàng đội
tuyết băng qua một hố thẩm đông giá, nước đá mọc lên cứng bộ râu dài. Và trong
tuyết trắng bỗng có một cây hoa Iris đứng đơn độc chon vót mảnh mai, cây đang
đâm ra một chồi hoa đẹp lẻ loi, chàng cúi người xuống hoa và mỉm cười, bới vì bấy
giờ chàng đã nhận ra điều mà Iris đa luôn luôn nhắc nhở chàng. Chàng đã nhận ra
giấc mộng trẻ thơ của chàng và thấy con đường màu xanh nhạt có những đường gân
sáng dẫn vào trong sự bí nhiệm và trái tim của hoa ở giữa những chiếc đũa bằng
vàng, và chàng biết rằng đấy là nơi mà chàng tìm kiếm, rằng ở đấy đã là cái bản
thể chú kông còn là hinh ảnh nữa.
Thế rồi những lời
nhắn nhủ trỗi lên vang vọng trong tim chàng, những giấc mơ đến dìu chàng đi và
chàng bước vào một túp lều, trong đó có nhiều trẻ con, chúng đưa sữa cho chàng
uống và chàng chơi đùa với chúng, chúng kể chàng nghe những câu chuyện và kể rằng,
ở trong rừng nơi những người làm than đã xảy ra một phép lạ. Rằng ở đó người ta
thấy cánh cửa các linh hồn mở ra, và cánh cửa này chỉ mở từng ngàn năm một mà
thôi. Chàng lắng tai nghe và gật đầu biểu đồng tình với hình ảnh đáng yêu đó,
chàng tiếp tục đi, một con chim hót trước mặt chàng trong bụi liễu, giọng hót
ngọt ngào hiếm có như giọng nàng Iris đã quá cố. Chàng đi theo chim, con chim cứ
tiếp tục bay và nhảy hót mãi mãi, qua ngọn suối, và đi sâu vào các khu rừng.
Khi con chim bặt
tiếng và Anselm không nghe cũng không thấy chim đâu nữa thì chàng dừng lại và
nhìn quanh mình, chàng thấy mình đang đứng trong một thung lũng sâu trong rừng,
một lạch suối chảy nhỏ nhẹ dưới những táng lá cây xanh rộng, ngoài ra toàn thể
vạn vật đều yên lặng và đợi chờ. Nhưng tron glồng ngực của chàng tiếng chim vẫn
tiếp tục hót bằng một giọng yêu thương va thúc dục chàng tiếp tục đi, cho đến
khi chàng đến đứng trước một bức tường chồng chất những đá và phủ đầy rêu, ở giữa
những bức tường nứt ra một khe hở chật hẹp dẫn vào bên trong ngọn núi.
Một ông già đang
ngồi trước cửa hang, đứng đậy khi thấy Anselm đi đến và la lên: “Hãy lui, người
kia, hãy lui đi! Đây là cánh cửa ma, chưa có kẻ nào trở lại khi đi vào trong”.
Anselm ngẩng đàu
nhìn vào trong miệng hang, chàng thấy ở đấy một con đường màu vàng đứng chen
nhau, con đường mòn thoải xuống hướng về bên trong như vào trong đài một bông
hoa khổng lồ.
Trông lồng ngực tiếng
chim hót lảnh lót và Anselm bước qua người gác cổng vào sâu trong miệng hang,
đi qua dãy cột vàng vào tận trong cái bí nhiệm màu xanh lơ của cốt lõi nội tâm.
Đây chính là Iris,
chính là chàng đang thâm nhập vào trái tim Iris, và đây chính là đóa hoa huệ kiếm
ở trong khu vườn của mẹ, chính trong đà hoa xanh tím của nó chàng đang bước vào
lơ lửng như bay lượn và trong khi chàng yên lặng tiến đến khoảng u minh bằng
vàng ấy thì đột nhiên tất cả những kỉ niệm, những tri thức đều hiện một loạt
trong chàng, chàng sờ thấy tay mình, bàn tay nhỏ và mềm, những tiếng hót yêu
đương vang vọng gần gũi và tin cẩn trong tai chàng, và chúng vang vọng như thế
đó, và những cột vàng óng ánh như thế ấy, y hệt như ngày xưa tất cả đã vang tiếng
và chiếu sáng cho chàng trong những mùa xuân của thời thơ dại.
Giấc mộng của
chàng cũng đã quay về, giấc mộng chàng đã mơ hồi còn là chú bé con: mơ rằng
chàng đang bước xuống đài hoa và sau lưng chàng toàn thể thế giới của các ảnh
tượng đều cùng bước theo, chuồi theo và chìm sâu vào trong sự bí nhiệm nằm sau
tất cả cá kinh hãi.
Nhẹ nhàng Anselm bắt
đầu cất tiếng hát, và con đường chàng đi êm ái chìm dần vào chốn Quê hương
(Heimat).
And he has fell as gently as the Little Prince did... I am the lonesome pilot!
The Little Prince
Antoine de Saint Exupéry
Once when I was six years old I saw a magnificent picture in a book, called True Stories from Nature,
about the primeval forest. It was a picture of a boa constrictor in the
act of swallowing an animal. Here is a copy of the drawing.
In the book it said: "Boa
constrictors swallow their prey whole, without chewing it. After that
they are not able to move, and they sleep through the six months that
they need for digestion."
I pondered deeply, then, over the
adventures of the jungle. And after some work with a colored pencil I
succeeded in making my first drawing. My Drawing Number One. It looked
something like this:
I showed my masterpiece to the grown-ups, and asked them whether the drawing frightened them.
But they answered: "Frighten? Why should any one be frightened by a hat?"
My drawing was not a picture of a
hat. It was a picture of a boa constrictor digesting an elephant. But
since the grown-ups were not able to understand it, I made another
drawing: I drew the inside of a boa constrictor, so that the grown-ups
could see it clearly. They always need to have things explained. My
Drawing Number Two looked like this:
The grown-ups' response, this time,
was to advise me to lay aside my drawings of boa constrictors, whether
from the inside or the outside, and devote myself instead to geography,
history, arithmetic, and grammar. That is why, at the age of six, I
gave up what might have been a magnificent career as a painter. I had
been disheartened by the failure of my Drawing Number One and my
Drawing Number Two. Grown-ups never understand anything by themselves,
and it is tiresome for children to be always and forever explaining
things to them.
So then I chose another profession,
and learned to pilot airplanes. I have flown a little over all parts of
the world; and it is true that geography has been very useful to me. At
a glance I can distinguish China from Arizona. If one gets lost in the
night, such knowledge is valuable.
In the course of this life I have
had a great many encounters with a great many people who have been
concerned with matters of consequence. I have lived a great deal among
grown-ups. I have seen them intimately, close at hand. And that hasn't
much improved my opinion of them.
Whenever I met one of them who
seemed to me at all clear-sighted, I tried the experiment of showing
him my Drawing Number One, which I have always kept. I would try to
find out, so, if this was a person of true understanding. But, whoever
it was, he, or she, would always say:
"That is a hat."
Then I would never talk to that
person about boa constrictors, or primeval forests, or stars. I would
bring myself down to his level. I would talk to him about bridge, and
golf, and politics, and neckties. And the grown-up would be greatly
pleased to have met such a sensible man.
So I lived my life alone, without
anyone that I could really talk to, until I had an accident with my
plane in the Desert of Sahara, six years ago. Something was broken in
my engine. And as I had with me neither a mechanic nor any passengers,
I set myself to attempt the difficult repairs all alone. It was a
question of life or death for me: I had scarcely enough drinking water
to last a week.
The first night, then, I went to
sleep on the sand, a thousand miles from any human habitation. I was
more isolated than a shipwrecked sailor on a raft in the middle of the
ocean. Thus you can imagine my amazement, at sunrise, when I was
awakened by an odd little voice. It said:
"If you please--draw me a sheep!"
"What!"
"Draw me a sheep!"
I jumped to my feet, completely
thunderstruck. I blinked my eyes hard. I looked carefully all around
me. And I saw a most extraordinary small person, who stood there
examining me with great seriousness. Here you may see the best portrait
that, later, I was able to make of him. But my drawing is certainly
very much less charming than its model.
That, however, is not my fault. The
grown-ups discouraged me in my painter's career when I was six years
old, and I never learned to draw anything, except boas from the outside
and boas from the inside.
Now I stared at this sudden
apparition with my eyes fairly starting out of my head in astonishment.
Remember, I had crashed in the desert a thousand miles from any
inhabited region. And yet my little man seemed neither to be straying
uncertainly among the sands, nor to be fainting from fatigue or hunger
or thirst or fear. Nothing about him gave any suggestion of a child
lost in the middle of the desert, a thousand miles from any human
habitation. When at last I was able to speak, I said to him:
"But--what are you doing here?"
And in answer he repeated, very slowly, as if he were speaking of a matter of great consequence:
"If you please--draw me a sheep . . ."
When a mystery is too overpowering,
one dare not disobey. Absurd as it might seem to me, a thousand miles
from any human habitation and in danger of death, I took out of my
pocket a sheet of paper and my fountain-pen. But then I remembered how
my studies had been concentrated on geography, history, arithmetic and
grammar, and I told the little chap (a little crossly, too) that I did
not know how to draw. He answered me:
"That doesn't matter. Draw me a sheep . . ."
But I had never drawn a sheep. So I
drew for him one of the two pictures I had drawn so often. It was that
of the boa constrictor from the outside. And I was astounded to hear
the little fellow greet it with,
"No, no, no! I do not want an
elephant inside a boa constrictor. A boa constrictor is a very
dangerous creature, and an elephant is very cumbersome. Where I live,
everything is very small. What I need is a sheep. Draw me a sheep."
So then I made a drawing.
He looked at it carefully, then he said:
"No. This sheep is already very sickly. Make me another."
So I made another drawing.
My friend smiled gently and indulgently.
"You see yourself," he said, "that this is not a sheep. This is a ram. It has horns."
So then I did my drawing over once more.
But it was rejected too, just like the others.
"This one is too old. I want a sheep that will live a long time."
By this time my patience was exhausted, because I was in a hurry to start taking my engine apart. So I tossed off this drawing.
And I threw out an explanation with it.
"This is only his box. The sheep you asked for is inside."
I was very surprised to see a light break over the face of my young judge:
"That is exactly the way I wanted it! Do you think that this sheep will have to have a great deal of grass?"
"Why?"
"Because where I live everything is very small . . ."
"There will surely be enough grass for him," I said. "It is a very small sheep that I have given you."
He bent his head over the drawing.
"Not so small that--Look! He has gone to sleep . . ."
And that is how I made the acquaintance of the little prince.
It took me a long time to learn
where he came from. The little prince, who asked me so many questions,
never seemed to hear the ones I asked him. It was from words dropped by
chance that, little by little, everything was revealed to me.
The first time he saw my airplane,
for instance (I shall not draw my airplane; that would be much too
complicated for me), he asked me:
"What is that object?"
"That is not an object. It flies. It is an airplane. It is my airplane."
And I was proud to have him learn that I could fly.
He cried out, then:
"What! You dropped down from the sky?"
"Yes," I answered, modestly.
"Oh! That is funny!"
And the little prince broke into a
lovely peal of laughter, which irritated me very much. I like my
misfortunes to be taken seriously.
Then he added:
"So you, too, come from the sky! Which is your planet?"
At that moment I caught a gleam of light in the impenetrable mystery of his presence; and I demanded, abruptly:
"Do you come from another planet?"
But he did not reply. He tossed his head gently, without taking his eyes from my plane:
"It is true that on that you can't have come from very far away . . ."
And he sank into a reverie, which
lasted a long time. Then, taking my sheep out of his pocket, he buried
himself in the contemplation of his treasure.
You can imagine how my curiosity
was aroused by this half-confidence about the "other planets." I made a
great effort, therefore, to find out more on this subject.
"My little man, where do you come from? What is this 'where I live,' of which you speak? Where do you want to take your sheep?"
After a reflective silence he answered:
"The thing that is so good about the box you have given me is that at night he can use it as his house."
"That is so. And if you are good I
will give you a string, too, so that you can tie him during the day,
and a post to tie him to."
But the little prince seemed shocked by this offer:
"Tie him! What a queer idea!"
"But if you don't tie him," I said, "he will wander off somewhere, and get lost."
My friend broke into another peal of laughter:
"But where do you think he would go?"
"Anywhere. Straight ahead of him."
Then the little prince said, earnestly:
"That doesn't matter. Where I live, everything is so small!"
And, with perhaps a hint of sadness, he added:
"Straight ahead of him, nobody can go very far . . ."
I had thus learned a second fact of
great importance: this was that the planet the little prince came from
was scarcely any larger than a house!
But that did not really surprise me
much. I knew very well that in addition to the great planets--such as
the Earth, Jupiter, Mars, Venus--to which we have given names, there
are also hundreds of others, some of which are so small that one has a
hard time seeing them through the telescope. When an astronomer
discovers one of these he does not give it a name, but only a number.
He might call it, for example, "Asteroid 325."
I have serious reason to believe that the planet from which the little prince came is the asteroid known as B-612.
This asteroid has only once been seen through the telescope. That was by a Turkish astronomer, in 1909.
On making his discovery, the
astronomer had presented it to the International Astronomical Congress,
in a great demonstration. But he was in Turkish costume, and so nobody
would believe what he said.
Grown-ups are like that . . .
Fortunately, however, for the
reputation of Asteroid B-612, a Turkish dictator made a law that his
subjects, under pain of death, should change to European costume. So in
1920 the astronomer gave his demonstration all over again, dressed with
impressive style and elegance. And this time everybody accepted his
report.
If I have told you these details
about the asteroid, and made a note of its number for you, it is on
account of the grown-ups and their ways. When you tell them that you
have made a new friend, they never ask you any questions about
essential matters. They never say to you, "What does his voice sound
like? What games does he love best? Does he collect butterflies?"
Instead, they demand: "How old is he? How many brothers has he? How
much does he weigh? How much money does his father make?" Only from
these figures do they think they have learned anything about him.
If you were to say to the
grown-ups: "I saw a beautiful house made of rosy brick, with geraniums
in the windows and doves on the roof," they would not be able to get
any idea of that house at all. You would have to say to them: "I saw a
house that cost $20,000." Then they would exclaim: "Oh, what a pretty
house that is!"
Just so, you might say to them:
"The proof that the little prince existed is that he was charming, that
he laughed, and that he was looking for a sheep. If anybody wants a
sheep, that is a proof that he exists." And what good would it do to
tell them that? They would shrug their shoulders, and treat you like a
child. But if you said to them: "The planet he came from is Asteroid
B-612," then they would be convinced, and leave you in peace from their
questions.
They are like that. One must not hold it against them. Children should always show great forbearance toward grown-up people.
But certainly, for us who
understand life, figures are a matter of indifference. I should have
liked to begin this story in the fashion of the fairy-tales. I should
have like to say: "Once upon a time there was a little prince who lived
on a planet that was scarcely any bigger than himself, and who had need
of a sheep . . ."
To those who understand life, that would have given a much greater air of truth to my story.
For I do not want any one to read
my book carelessly. I have suffered too much grief in setting down
these memories. Six years have already passed since my friend went away
from me, with his sheep. If I try to describe him here, it is to make
sure that I shall not forget him. To forget a friend is sad. Not every
one has had a friend. And if I forget him, I may become like the
grown-ups who are no longer interested in anything but figures . . .
It is for that purpose, again, that
I have bought a box of paints and some pencils. It is hard to take up
drawing again at my age, when I have never made any pictures except
those of the boa constrictor from the outside and the boa constrictor
from the inside, since I was six. I shall certainly try to make my
portraits as true to life as possible. But I am not at all sure of
success. One drawing goes along all right, and another has no
resemblance to its subject. I make some errors, too, in the little
prince's height: in one place he is too tall and in another too short.
And I feel some doubts about the color of his costume. So I fumble
along as best I can, now good, now bad, and I hope generally
fair-to-middling.
In certain more important details I
shall make mistakes, also. But that is something that will not be my
fault. My friend never explained anything to me. He thought, perhaps,
that I was like himself. But I, alas, do not know how to see sheep
through the walls of boxes. Perhaps I am a little like the grown-ups. I
have had to grow old.
As each day passed I would learn,
in our talk, something about the little prince's planet, his departure
from it, his journey. The information would come very slowly, as it
might chance to fall from his thoughts. It was in this way that I
heard, on the third day, about the catastrophe of the baobabs.
This time, once more, I had the
sheep to thank for it. For the little prince asked me abruptly--as if
seized by a grave doubt--"It is true, isn't it, that sheep eat little
bushes?"
"Yes, that is true."
"Ah! I am glad!"
I did not understand why it was so important that sheep should eat little bushes. But the little prince added:
"Then it follows that they also eat baobabs?"
I pointed out to the little prince
that baobabs were not little bushes, but, on the contrary, trees as big
as castles; and that even if he took a whole herd of elephants away
with him, the herd would not eat up one single baobab.
The idea of the herd of elephants made the little prince laugh.
"We would have to put them one on top of the other," he said.
But he made a wise comment:
"Before they grow so big, the baobabs start out by being little."
"That is strictly correct," I said. "But why do you want the sheep to eat the little baobabs?"
He answered me at once, "Oh, come,
come!", as if he were speaking of something that was self-evident. And
I was obliged to make a great mental effort to solve this problem,
without any assistance.
Indeed, as I learned, there were on
the planet where the little prince lived--as on all planets--good
plants and bad plants. In consequence, there were good seeds from good
plants, and bad seeds from bad plants. But seeds are invisible. They
sleep deep in the heart of the earth's darkness, until some one among
them is seized with the desire to awaken. Then this little seed will
stretch itself and begin--timidly at first--to push a charming little
sprig inoffensively upward toward the sun. If it is only a sprout of
radish or the sprig of a rose-bush, one would let it grow wherever it
might wish. But when it is a bad plant, one must destroy it as soon as
possible, the very first instant that one recognizes it.
Now there were some terrible seeds
on the planet that was the home of the little prince; and these were
the seeds of the baobab. The soil of that planet was infested with
them. A baobab is something you will never, never be able to get rid of
if you attend to it too late. It spreads over the entire planet. It
bores clear through it with its roots. And if the planet is too small,
and the baobabs are too many, they split it in pieces . . .
"It is a question of discipline,"
the little prince said to me later on. "When you've finished your own
toilet in the morning, then it is time to attend to the toilet of your
planet, just so, with the greatest care. You must see to it that you
pull up regularly all the baobabs, at the very first moment when they
can be distinguished from the rosebushes which they resemble so closely
in their earliest youth. It is very tedious work," the little prince
added, "but very easy."
And one day he said to me: "You
ought to make a beautiful drawing, so that the children where you live
can see exactly how all this is. That would be very useful to them if
they were to travel some day. Sometimes," he added, "there is no harm
in putting off a piece of work until another day. But when it is a
matter of baobabs, that always means a catastrophe. I knew a planet
that was inhabited by a lazy man. He neglected three little bushes . .
."
So, as the little prince described
it to me, I have made a drawing of that planet. I do not much like to
take the tone of a moralist. But the danger of the baobabs is so little
understood, and such considerable risks would be run by anyone who
might get lost on an asteroid, that for once I am breaking through my
reserve. "Children," I say plainly, "watch out for the baobabs!"
My friends, like myself, have been
skirting this danger for a long time, without ever knowing it; and so
it is for them that I have worked so hard over this drawing. The lesson
which I pass on by this means is worth all the trouble it has cost me.
Perhaps you will ask me, "Why are
there no other drawing in this book as magnificent and impressive as
this drawing of the baobabs?"
The reply is simple. I have tried.
But with the others I have not been successful. When I made the drawing
of the baobabs I was carried beyond myself by the inspiring force of
urgent necessity.
Oh, little prince! Bit by bit I
came to understand the secrets of your sad little life . . . For a long
time you had found your only entertainment in the quiet pleasure of
looking at the sunset. I learned that new detail on the morning of the
fourth day, when you said to me:
"I am very fond of sunsets. Come, let us go look at a sunset now."
"But we must wait," I said.
"Wait? For what?"
"For the sunset. We must wait until it is time."
At first you seemed to be very much surprised. And then you laughed to yourself. You said to me:
"I am always thinking that I am at home!"
Just so. Everybody knows that when it is noon in the United States the sun is setting over France.
If you could fly to France in one
minute, you could go straight into the sunset, right from noon.
Unfortunately, France is too far away for that. But on your tiny
planet, my little prince, all you need do is move your chair a few
steps. You can see the day end and the twilight falling whenever you
like . . .
"One day," you said to me, "I saw the sunset forty-four times!"
And a little later you added:
"You know--one loves the sunset, when one is so sad . . ."
"Were you so sad, then?" I asked, "on the day of the forty-four sunsets?"
But the little prince made no reply.
On the fifth day--again, as always,
it was thanks to the sheep--the secret of the little prince's life was
revealed to me. Abruptly, without anything to lead up to it, and as if
the question had been born of long and silent meditation on his
problem, he demanded:
"A sheep--if it eats little bushes, does it eat flowers, too?"
"A sheep," I answered, "eats anything it finds in its reach."
"Even flowers that have thorns?"
"Yes, even flowers that have thorns."
"Then the thorns--what use are they?"
I did not know. At that moment I
was very busy trying to unscrew a bolt that had got stuck in my engine.
I was very much worried, for it was becoming clear to me that the
breakdown of my plane was extremely serious. And I had so little
drinking-water left that I had to fear for the worst.
"The thorns--what use are they?"
The little prince never let go of a
question, once he had asked it. As for me, I was upset over that bolt.
And I answered with the first thing that came into my head:
"The thorns are of no use at all. Flowers have thorns just for spite!"
"Oh!"
There was a moment of complete silence. Then the little prince flashed back at me, with a kind of resentfulness:
"I don't believe you! Flowers are
weak creatures. They are naïve. They reassure themselves as best they
can. They believe that their thorns are terrible weapons . . ."
I did not answer. At that instant I
was saying to myself: "If this bolt still won't turn, I am going to
knock it out with the hammer." Again the little prince disturbed my
thoughts:
"And you actually believe that the flowers--"
"Oh, no!" I cried. "No, no, no! I
don't believe anything. I answered you with the first thing that came
into my head. Don't you see--I am very busy with matters of
consequence!"
He stared at me, thunderstruck.
"Matters of consequence!"
He looked at me there, with my
hammer in my hand, my fingers black with engine-grease, bending down
over an object which seemed to him extremely ugly . . .
"You talk just like the grown-ups!"
That made me a little ashamed. But he went on, relentlessly:
"You mix everything up together . . . You confuse everything . . ."
He was really very angry. He tossed his golden curls in the breeze.
"I know a planet where there is a
certain red-faced gentleman. He has never smelled a flower. He has
never looked at a star. He has never loved any one. He has never done
anything in his life but add up figures. And all day he says over and
over, just like you: 'I am busy with matters of consequence!' And that
makes him swell up with pride. But he is not a man--he is a mushroom!"
"A what?"
"A mushroom!"
The little prince was now white with rage.
"The flowers have been growing
thorns for millions of years. For millions of years the sheep have been
eating them just the same. And is it not a matter of consequence to try
to understand why the flowers go to so much trouble to grow thorns
which are never of any use to them? Is the warfare between the sheep
and the flowers not important? Is this not of more consequence than a
fat red-faced gentleman's sums? And if I know--I, myself--one flower
which is unique in the world, which grows nowhere but on my planet, but
which one little sheep can destroy in a single bite some morning,
without even noticing what he is doing--Oh! You think that is not
important!"
His face turned from white to red as he continued:
"If some one loves a flower, of
which just one single blossom grows in all the millions and millions of
stars, it is enough to make him happy just to look at the stars. He can
say to himself, 'Somewhere, my flower is there . . .' But if the sheep
eats the flower, in one moment all his stars will be darkened . . . And
you think that is not important!"
He could not say anything more. His words were choked by sobbing.
The night had fallen. I had let my
tools drop from my hands. Of what moment now was my hammer, my bolt, or
thirst, or death? On one star, one planet, my planet, the Earth, there
was a little prince to be comforted. I took him in my arms, and rocked
him. I said to him:
"The flower that you love is not in
danger. I will draw you a muzzle for your sheep. I will draw you a
railing to put around your flower. I will--"
I did not know what to say to him.
I felt awkward and blundering. I did not know how I could reach him,
where I could overtake him and go on hand in hand with him once more.
It is such a secret place, the land of tears.
I soon learned to know this flower
better. On the little prince's planet the flowers had always been very
simple. They had only one ring of petals; they took up no room at all;
they were a trouble to nobody. One morning they would appear in the
grass, and by night they would have faded peacefully away. But one day,
from a seed blown from no one knew where, a new flower had come up; and
the little prince had watched very closely over this small sprout which
was not like any other small sprouts on his planet. It might, you see,
have been a new kind of baobab.
The shrub soon stopped growing, and
began to get ready to produce a flower. The little prince, who was
present at the first appearance of a huge bud, felt at once that some
sort of miraculous apparition must emerge from it. But the flower was
not satisfied to complete the preparations for her beauty in the
shelter of her green chamber. She chose her colors with the greatest
care. She dressed herself slowly. She adjusted her petals one by one.
She did not wish to go out into the world all rumpled, like the field
poppies. It was only in the full radiance of her beauty that she wished
to appear. Oh, yes! She was a coquettish creature! And her mysterious
adornment lasted for days and days.
Then one morning, exactly at sunrise, she suddenly showed herself.
And, after working with all this painstaking precision, she yawned and said:
"Ah! I am scarcely awake. I beg that you will excuse me. My petals are still all disarranged . . ."
But the little prince could not restrain his admiration:
"Oh! How beautiful you are!"
"Am I not?" the flower responded, sweetly. "And I was born at the same moment as the sun . . ."
The little prince could guess easily enough that she was not any too modest--but how moving--and exciting--she was!
"I think it is time for breakfast," she added an instant later. "If you would have the kindness to think of my needs--"
And the little prince, completely abashed, went to look for a sprinkling-can of fresh water. So, he tended the flower.
So, too, she began very quickly to
torment him with her vanity--which was, if the truth be known, a little
difficult to deal with. One day, for instance, when she was speaking of
her four thorns, she said to the little prince:
"Let the tigers come with their claws!"
"There are no tigers on my planet," the little prince objected. "And, anyway, tigers do not eat weeds."
"I am not a weed," the flower replied, sweetly.
"Please excuse me . . ."
"I am not at all afraid of tigers," she went on, "but I have a horror of drafts. I suppose you wouldn't have a screen for me?"
"A horror of drafts--that is bad
luck, for a plant," remarked the little prince, and added to himself,
"This flower is a very complex creature . . ."
"At night I want you to put me under a glass globe. It is very cold where you live. In the place I came from--"
But she interrupted herself at that
point. She had come in the form of a seed. She could not have known
anything of any other worlds. Embarassed over having let herself be
caught on the verge of such a naïve untruth, she coughed two or three
times, in order to put the little prince in the wrong.
"The screen?"
"I was just going to look for it when you spoke to me . . ."
Then she forced her cough a little more so that he should suffer from remorse just the same.
So the little prince, in spite of
all the good will that was inseparable from his love, had soon come to
doubt her. He had taken seriously words which were without importance,
and it made him very unhappy.
"I ought not to have listened to
her," he confided to me one day. "One never ought to listen to the
flowers. One should simply look at them and breathe their fragrance.
Mine perfumed all my planet. But I did not know how to take pleasure in
all her grace. This tale of claws, which disturbed me so much, should
only have filled my heart with tenderness and pity."
And he continued his confidences:
"The fact is that I did not know
how to understand anything! I ought to have judged by deeds and not by
words. She cast her fragrance and her radiance over me. I ought never
to have run away from her . . . I ought to have guessed all the
affection that lay behind her poor little strategems. Flowers are so
inconsistent! But I was too young to know how to love her . . ."
I believe that for his escape he
took advantage of the migration of a flock of wild birds. On the
morning of his departure he put his planet in perfect order. He
carefully cleaned out his active volcanoes. He possessed two active
volcanoes; and they were very convenient for heating his breakfast in
the morning. He also had one volcano that was extinct. But, as he said,
"One never knows!" So he cleaned out the extinct volcano, too. If they
are well cleaned out, volcanoes burn slowly and steadily, without any
eruptions. Volcanic eruptions are like fires in a chimney.
On our earth we are obviously much too small to clean out our volcanoes. That is why they bring no end of trouble upon us.
The little prince also pulled up,
with a certain sense of dejection, the last little shoots of the
baobabs. He believed that he would never want to return. But on this
last morning all these familiar tasks seemed very precious to him. And
when he watered the flower for the last time, and prepared to place her
under the shelter of her glass globe, he realized that he was very
close to tears.
"Goodbye," he said to the flower.
But she made no answer.
"Goodbye," he said again.
The flower coughed. But it was not because she had a cold.
"I have been silly," she said to him, at last. "I ask your forgiveness. Try to be happy . . ."
He was surprised by this absence of
reproaches. He stood there all bewildered, the glass globe held
arrested in mid-air. He did not understand this quiet sweetness.
"Of course I love you," the flower
said to him. "It is my fault that you have not known it all the while.
That is of no importance. But you--you have been just as foolish as I.
Try to be happy . . . Let the glass globe be. I don't want it any
more."
"But the wind--"
"My cold is not so bad as all that . . . The cool night air will do me good. I am a flower."
"But the animals--"
"Well, I must endure the presence
of two or three caterpillars if I wish to become acquainted with the
butterflies. It seems that they are very beautiful. And if not the
butterflies--and the caterpillars--who will call upon me? You will be
far away . . . As for the large animals--I am not at all afraid of any
of them. I have my claws."
And, naïvely, she showed her four thorns. Then she added:
"Don't linger like this. You have decided to go away. Now go!"
He found himself in the
neighborhood of the asteroids 325, 326, 327, 328, 329, and 330. He
began, therefore, by visiting them, in order to add to his knowledge.
The first of them was inhabited by
a king. Clad in royal purple and ermine, he was seated upon a throne
which was at the same time both simple and majestic.
"Ah! Here is a subject," exclaimed the king, when he saw the little prince coming.
And the little prince asked himself:
"How could he recognize me when he had never seen me before?"
He did not know how the world is simplified for kings. To them, all men are subjects.
"Approach, so that I may see you better," said the king, who felt consumingly proud of being at last a king over somebody.
The little prince looked everywhere
to find a place to sit down; but the entire planet was crammed and
obstructed by the king's magnificent ermine robe. So he remained
standing upright, and, since he was tired, he yawned.
"It is contrary to etiquette to yawn in the presence of a king," the monarch said to him. "I forbid you to do so."
"I can't help it. I can't stop
myself," replied the little prince, thoroughly embarrassed. "I have
come on a long journey, and I have had no sleep . . ."
"Ah, then," the king said. "I order
you to yawn. It is years since I have seen anyone yawning. Yawns, to
me, are objects of curiosity. Come, now! Yawn again! It is an order."
"That frightens me . . . I cannot, any more . . ." murmured the little prince, now completely abashed.
"Hum! Hum!" replied the king. "Then I--I order you sometimes to yawn and sometimes to--"
He sputtered a little, and seemed vexed.
For what the king fundamentally
insisted upon was that his authority should be respected. He tolerated
no disobedience. He was an absolute monarch. But, because he was a very
good man, he made his orders reasonable.
"If I ordered a general," he would
say, by way of example, "if I ordered a general to change himself into
a sea bird, and if the general did not obey me, that would not be the
fault of the general. It would be my fault."
"May I sit down?" came now a timid inquiry from the little prince.
"I order you to do so," the king answered him, and majestically gathered in a fold of his ermine mantle.
But the little prince was wondering . . . The planet was tiny. Over what could this king really rule?
"Sire," he said to him, "I beg that you will excuse my asking you a question--"
"I order you to ask me a question," the king hastened to assure him.
"Sire--over what do you rule?"
"Over everything," said the king, with magnificent simplicity.
"Over everything?"
The king made a gesture, which took in his planet, the other planets, and all the stars.
"Over all that?" asked the little prince.
"Over all that," the king answered.
For his rule was not only absolute: it was also universal.
"And the stars obey you?"
"Certainly they do," the king said. "They obey instantly. I do not permit insubordination."
Such power was a thing for the
little prince to marvel at. If he had been master of such complete
authority, he would have been able to watch the sunset, not forty-four
times in one day, but seventy-two, or even a hundred, or even two
hundred times, without ever having to move his chair. And because he
felt a bit sad as he remembered his little planet which he had
forsaken, he plucked up his courage to ask the king a favor:
"I should like to see a sunset . . . Do me that kindness . . . Order the sun to set . . ."
"If I ordered a general to fly from
one flower to another like a butterfly, or to write a tragic drama, or
to change himself into a sea bird, and if the general did not carry out
the order that he had received, which one of us would be in the wrong?"
the king demanded. "The general, or myself?"
"You," said the little prince firmly.
"Exactly. One must require from
each one the duty which each one can perform," the king went on.
"Accepted authority rests first of all on reason. If you ordered your
people to go and throw themselves into the sea, they would rise up in
revolution. I have the right to require obedience because my orders are
reasonable."
"Then my sunset?" the little prince reminded him: for he never forgot a question once he had asked it.
"You shall have your sunset. I
shall command it. But, according to my science of government, I shall
wait until conditions are favorable."
"When will that be?" inquired the little prince.
"Hum! Hum!" replied the king; and
before saying anything else he consulted a bulky almanac. "Hum! Hum!
That will be about--about--that will be this evening about twenty
minutes to eight. And you will see how well I am obeyed!"
The little prince yawned. He was regretting his lost sunset. And then, too, he was already beginning to be a little bored.
"I have nothing more to do here," he said to the king. "So I shall set out on my way again."
"Do not go," said the king, who was very proud of having a subject. "Do not go. I will make you a Minister!"
"Minister of what?"
"Minster of--of Justice!"
"But there is nobody here to judge!"
"We do not know that," the king
said to him. "I have not yet made a complete tour of my kingdom. I am
very old. There is no room here for a carriage. And it tires me to
walk."
"Oh, but I have looked already!"
said the little prince, turning around to give one more glance to the
other side of the planet. On that side, as on this, there was nobody at
all . . .
"Then you shall judge yourself,"
the king answered. "that is the most difficult thing of all. It is much
more difficult to judge oneself than to judge others. If you succeed in
judging yourself rightly, then you are indeed a man of true wisdom."
"Yes," said the little prince, "but I can judge myself anywhere. I do not need to live on this planet.
"Hum! Hum!" said the king. "I have
good reason to believe that somewhere on my planet there is an old rat.
I hear him at night. You can judge this old rat. From time to time you
will condemn him to death. Thus his life will depend on your justice.
But you will pardon him on each occasion; for he must be treated
thriftily. He is the only one we have."
"I," replied the little prince, "do not like to condemn anyone to death. And now I think I will go on my way."
"No," said the king.
But the little prince, having now completed his preparations for departure, had no wish to grieve the old monarch.
"If Your Majesty wishes to be
promptly obeyed," he said, "he should be able to give me a reasonable
order. He should be able, for example, to order me to be gone by the
end of one minute. It seems to me that conditions are favorable . . ."
As the king made no answer, the little prince hesitated a moment. Then, with a sigh, he took his leave.
"I make you my Ambassador," the king called out, hastily.
He had a magnificent air of authority.
"The grown-ups are very strange," the little prince said to himself, as he continued on his journey.
The second planet was inhabited by a conceited man.
"Ah! Ah! I am about to receive a visit from an admirer!" he exclaimed from afar, when he first saw the little prince coming.
For, to conceited men, all other men are admirers.
"Good morning," said the little prince. "That is a queer hat you are wearing."
"It is a hat for salutes," the
conceited man replied. "It is to raise in salute when people acclaim
me. Unfortunately, nobody at all ever passes this way."
"Yes?" said the little prince, who did not understand what the conceited man was talking about.
"Clap your hands, one against the other," the conceited man now directed him.
The little prince clapped his hands. The conceited man raised his hat in a modest salute.
"This is more entertaining than the
visit to the king," the little prince said to himself. And he began
again to clap his hands, one against the other. The conceited man again
raised his hat in salute.
After five minutes of this exercise the little prince grew tired of the game's monotony.
"And what should one do to make the hat come down?" he asked.
But the conceited man did not hear him. Conceited people never hear anything but praise.
"Do you really admire me very much?" he demanded of the little prince.
"What does that mean--'admire'?"
"To admire means that you regard me
as the handsomest, the best-dressed, the richest, and the most
intelligent man on this planet."
"But you are the only man on your planet!"
"Do me this kindness. Admire me just the same."
"I admire you," said the little prince, shrugging his shoulders slightly, "but what is there in that to interest you so much?"
And the little prince went away.
"The grown-ups are certainly very odd," he said to himself, as he continued on his journey.
The next planet was inhabited by a tippler. This was a very short visit, but it plunged the little prince into deep dejection.
"What are you doing there?" he said
to the tippler, whom he found settled down in silence before a
collection of empty bottles and also a collection of full bottles.
"I am drinking," replied the tippler, with a lugubrious air.
"Why are you drinking?" demanded the little prince.
"So that I may forget," replied the tippler.
"Forget what?" inquired the little prince, who already was sorry for him.
"Forget that I am ashamed," the tippler confessed, hanging his head.
"Ashamed of what?" insisted the little prince, who wanted to help him.
"Ashamed of drinking!" The tipler brought his speech to an end, and shut himself up in an impregnable silence.
And the little prince went away, puzzled.
"The grown-ups are certainly very, very odd," he said to himself, as he continued on his journey.
The fourth planet belonged to a
businessman. This man was so much occupied that he did not even raise
his head at the little prince's arrival.
"Good morning," the little prince said to him. "Your cigarette has gone out."
"Three and two make five. Five and
seven make twelve. Twelve and three make fifteen. Good morning. FIfteen
and seven make twenty-two. Twenty-two and six make twenty-eight. I
haven't time to light it again. Twenty-six and five make thirty-one.
Phew! Then that makes five-hundred-and-one million,
six-hundred-twenty-two-thousand, seven-hundred-thirty-one."
"Five hundred million what?" asked the little prince.
"Eh? Are you still there?
Five-hundred-and-one million--I can't stop . . . I have so much to do!
I am concerned with matters of consequence. I don't amuse myself with
balderdash. Two and five make seven . . ."
"Five-hundred-and-one million
what?" repeated the little prince, who never in his life had let go of
a question once he had asked it.
The businessman raised his head.
"During the fifty-four years that I
have inhabited this planet, I have been disturbed only three times. The
first time was twenty-two years ago, when some giddy goose fell from
goodness knows where. He made the most frightful noise that resounded
all over the place, and I made four mistakes in my addition. The second
time, eleven years ago, I was disturbed by an attack of rheumatism. I
don't get enough exercise. I have no time for loafing. The third
time--well, this is it! I was saying, then, five-hundred-and-one
millions--"
"Millions of what?"
The businessman suddenly realized that there was no hope of being left in peace until he answered this question.
"Millions of those little objects," he said, "which one sometimes sees in the sky."
"Flies?"
"Oh, no. Little glittering objects."
"Bees?"
"Oh, no. Little golden objects that
set lazy men to idle dreaming. As for me, I am concerned with matters
of consequence. There is no time for idle dreaming in my life."
"Ah! You mean the stars?"
"Yes, that's it. The stars."
"And what do you do with five-hundred millions of stars?"
"Five-hundred-and-one million,
six-hundred-twenty-two thousand, seven-hundred-thirty-one. I am
concerned with matters of consequence: I am accurate."
"And what do you do with these stars?"
"What do I do with them?"
"Yes."
"Nothing. I own them."
"You own the stars?"
"Yes."
"But I have already seen a king who--"
"Kings do not own, they reign over. It is a very different matter."
"And what good does it do you to own the stars?"
"It does me the good of making me rich."
"And what good does it do you to be rich?"
"It makes it possible for me to buy more stars, if any are discovered."
"This man," the little prince said to himself, "reasons a little like my poor tippler . . ."
Nevertheless, he still had some more questions.
"How is it possible for one to own the stars?"
"To whom do they belong?" the businessman retorted, peevishly.
"I don't know. To nobody."
"Then they belong to me, because I was the first person to think of it."
"Is that all that is necessary?"
"Certainly. When you find a diamond
that belongs to nobody, it is yours. When you discover an island that
belongs to nobody, it is yours. When you get an idea before any one
else, you take out a patent on it: it is yours. So with me: I own the
stars, because nobody else before me ever thought of owning them."
"Yes, that is true," said the little prince. "And what do you do with them?"
"I administer them," replied the
businessman. "I count them and recount them. It is difficult. But I am
a man who is naturally interested in matters of consequence."
The little prince was still not satisfied.
"If I owned a silk scarf," he said,
"I could put it around my neck and take it away with me. If I owned a
flower, I could pluck that flower and take it away with me. But you
cannot pluck the stars from heaven . . ."
"No. But I can put them in the bank."
"Whatever does that mean?"
"That means that I write the number
of my stars on a little paper. And then I put this paper in a drawer
and lock it with a key."
"And that is all?"
"That is enough," said the businessman.
"It is entertaining," thought the little prince. "It is rather poetic. But it is of no great consequence."
On matters of consequence, the little prince had ideas which were very different from those of the grown-ups.
"I myself own a flower," he
continued his conversation with the businessman, "which I water every
day. I own three volcanoes, which I clean out every week (for I also
clean out the one that is extinct; one never knows). It is of some use
to my volcanoes, and it is of some use to my flower, that I own them.
But you are of no use to the stars . . ."
The businessman opened his mouth, but he found nothing to say in answer. And the little prince went away.
"The grown-ups are certainly altogether extraordinary," he said simply, talking to himself as he continued on his journey.
The fifth planet was very strange.
It was the smallest of all. There was just enough room on it for a
street lamp and a lamplighter. The little prince was not able to reach
any explanation of the use of a street lamp and a lamplighter,
somewhere in the heavens, on a planet which had no people, and not one
house. But he said to himself, nevertheless:
"It may well be that this man is
absurd. But he is not so absurd as the king, the conceited man, the
businessman, and the tippler. For at least his work has some meaning.
When he lights his street lamp, it is as if he brought one more star to
life, or one flower. When he puts out his lamp, he sends the flower, or
the star, to sleep. That is a beautiful occupation. And since it is
beautiful, it is truly useful."
When he arrived on the planet he respectfully saluted the lamplighter.
"Good morning. Why have you just put out your lamp?"
"Those are the orders," replied the lamplighter. "Good morning."
"What are the orders?"
"The orders are that I put out my lamp. Good evening."
And he lighted his lamp again.
"But why have you just lighted it again?"
"Those are the orders," replied the lamplighter.
"I do not understand," said the little prince.
"There is nothing to understand," said the lamplighter. "Orders are orders. Good morning."
And he put out his lamp.
Then he mopped his forehead with a handkerchief decorated with red squares.
"I follow a terrible profession. In
the old days it was reasonable. I put the lamp out in the morning, and
in the evening I lighted it again. I had the rest of the day for
relaxation and the rest of the night for sleep."
"And the orders have been changed since that time?"
"The orders have not been changed,"
said the lamplighter. "That is the tragedy! From year to year the
planet has turned more rapidly and the orders have not been changed!"
"Then what?" asked the little prince.
"Then--the planet now makes a
complete turn every minute, and I no longer have a single second for
repose. Once every minute I have to light my lamp and put it out!"
"That is very funny! A day lasts only one minute, here where you live!"
"It is not funny at all!" said the lamplighter. "While we have been talking together a month has gone by."
"A month?"
"Yes, a month. Thirty minutes. Thirty days. Good evening."
And he lighted his lamp again.
As the little prince watched him,
he felt that he loved this lamplighter who was so faithful to his
orders. He remembered the sunsets which he himself had gone to seek, in
other days, merely by pulling up his chair; and he wanted to help his
friend.
"You know," he said, "I can tell you a way you can rest whenever you want to. . ."
"I always want to rest," said the lamplighter.
For it is possible for a man to be faithful and lazy at the same time.
The little prince went on with his explanation:
"Your planet is so small that three
strides will take you all the way around it. To be always in the
sunshine, you need only walk along rather slowly. When you want to
rest, you will walk--and the day will last as long as you like."
"That doesn't do me much good," said the lamplighter. "The one thing I love in life is to sleep."
"Then you're unlucky," said the little prince.
"I am unlucky," said the lamplighter. "Good morning."
And he put out his lamp.
"That man," said the little prince
to himself, as he continued farther on his journey, "that man would be
scorned by all the others: by the king, by the conceited man, by the
tippler, by the businessman. Nevertheless he is the only one of them
all who does not seem to me ridiculous. Perhaps that is because he is
thinking of something else besides himself."
He breathed a sigh of regret, and said to himself, again:
"That man is the only one of them
all whom I could have made my friend. But his planet is indeed too
small. There is no room on it for two people. . ."
What the little prince did not dare
confess was that he was sorry most of all to leave this planet, because
it was blest every day with 1440 sunsets!
The sixth planet was ten times larger than the last one. It was inhabited by an old gentleman who wrote voluminous books.
"Oh, look! Here is an explorer!" he exclaimed to himself when he saw the little prince coming.
The little prince sat down on the table and panted a little. He had already traveled so much and so far!
"Where do you come from?" the old gentleman said to him.
"What is that big book?" said the little prince. "What are you doing?"
"I am a geographer," said the old gentleman.
"What is a geographer?" asked the little prince.
"A geographer is a scholar who knows the location of all the seas, rivers, towns, mountains, and deserts."
"That is very interesting," said
the little prince. "Here at last is a man who has a real profession!"
And he cast a look around him at the planet of the geographer. It was
the most magnificent and stately planet that he had ever seen.
"Your planet is very beautiful," he said. "Has it any oceans?"
"I couldn't tell you," said the geographer.
"Ah!" The little prince was disappointed. "Has it any mountains?"
"I couldn't tell you," said the geographer.
"And towns, and rivers, and deserts?"
"I couldn't tell you that, either."
"But you are a geographer!"
"Exactly," the geographer said.
"But I am not an explorer. I haven't a single explorer on my planet. It
is not the geographer who goes out to count the towns, the rivers, the
mountains, the seas, the oceans, and the deserts. The geographer is
much too important to go loafing about. He does not leave his desk. But
he receives the explorers in his study. He asks them questions, and he
notes down what they recall of their travels. And if the recollections
of any one among them seem interesting to him, the geographer orders an
inquiry into that explorer's moral character."
"Why is that?"
"Because an explorer who told lies
would bring disaster on the books of the geographer. So would an
explorer who drank too much."
"Why is that?" asked the little prince.
"Because intoxicated men see double. Then the geographer would note down two mountains in a place where there was only one."
"I know some one," said the little prince, "who would make a bad explorer."
"That is possible. Then, when the
moral character of the explorer is shown to be good, an inquiry is
ordered into his discovery."
"One goes to see it?"
"No. That would be too complicated.
But one requires the explorer to furnish proofs. For example, if the
discovery in question is that of a large mountain, one requires that
large stones be brought back from it."
The geographer was suddenly stirred to excitement.
"But you--you come from far away! You are an explorer! You shall describe your planet to me!"
And, having opened his big
register, the geographer sharpened his pencil. The recitals of
explorers are put down first in pencil. One waits until the explorer
has furnished proofs, before putting them down in ink.
"Well?" said the geographer expectantly.
"Oh, where I live," said the little
prince, "it is not very interesting. It is all so small. I have three
volcanoes. Two volcanoes are active and the other is extinct. But one
never knows."
"One never knows," said the geographer.
"I have also a flower."
"We do not record flowers," said the geographer.
"Why is that? The flower is the most beautiful thing on my planet!"
"We do not record them," said the geographer, "because they are ephemeral."
"What does that mean--'ephemeral'?"
"Geographies," said the geographer,
"are the books which, of all books, are most concerned with matters of
consequence. They never become old-fashioned. It is very rarely that a
mountain changes its position. It is very rarely that an ocean empties
itself of its waters. We write of eternal things."
"But extinct volcanoes may come to life again," the little prince interrupted. "What does that mean-- 'ephemeral'?"
"Whether volcanoes are extinct or
alive, it comes to the same thing for us," said the geographer. "The
thing that matters to us is the mountain. It does not change."
"But what does that
mean--'ephemeral'?" repeated the little prince, who never in his life
had let go of a question, once he had asked it.
"It means, 'which is in danger of speedy disappearance.'"
"Is my flower in danger of speedy disappearance?"
"Certainly it is."
"My flower is ephemeral," the
little prince said to himself, "and she has only four thorns to defend
herself against the world. And I have left her on my planet, all
alone!"
That was his first moment of regret. But he took courage once more.
"What place would you advise me to visit now?" he asked.
"The planet Earth," replied the geographer. "It has a good reputation."
And the little prince went away, thinking of his flower.
So then the seventh planet was the Earth.
The Earth is not just an ordinary
planet! One can count, there, 111 kings (not forgetting, to be sure,
the Negro kings among them), 7000 geographers, 900,000 businessmen,
7,500,000 tipplers, 311,000,000 conceited men--that is to say, about
2,000,000,000 grown-ups.
To give you an idea of the size of
the Earth, I will tell you that before the invention of electricity it
was necessary to maintain, over the whole of the six continents, a
veritable army of 462,511 lamplighters for the street lamps.
Seen from a slight distance, that
would make a splendid spectacle. The movements of this army would be
regulated like those of the ballet in the opera. First would come the
turn of the lamplighters of New Zealand and Australia. Having set their
lamps alight, these would go off to sleep. Next, the lamplighters of
China and Siberia would enter for their steps in the dance, and then
they too would be waved back into the wings. After that would come the
turn of the lamplighters of Russia and the Indies; then those of Africa
and Europe; then those of South America; then those of South America;
then those of North America. And never would they make a mistake in the
order of their entry upon the stage. It would be magnificent.
Only the man who was in charge of
the single lamp at the North Pole, and his colleague who was
responsible for the single lamp at the South Pole--only these two would
live free from toil and care: they would be busy twice a year.
When one wishes to play the wit, he
sometimes wanders a little from the truth. I have not been altogether
honest in what I have told you about the lamplighters. And I realize
that I run the risk of giving a false idea of our planet to those who
do not know it. Men occupy a very small place upon the Earth. If the
two billion inhabitants who people its surface were all to stand
upright and somewhat crowded together, as they do for some big public
assembly, they could easily be put into one public square twenty miles
long and twenty miles wide. All humanity could be piled up on a small
Pacific islet.
The grown-ups, to be sure, will not
believe you when you tell them that. They imagine that they fill a
great deal of space. They fancy themselves as important as the baobabs.
You should advise them, then, to make their own calculations. They
adore figures, and that will please them. But do not waste your time on
this extra task. It is unnecessary. You have, I know, confidence in me.
When the little prince arrived on
the Earth, he was very much surprised not to see any people. He was
beginning to be afraid he had come to the wrong planet, when a coil of
gold, the color of the moonlight, flashed across the sand.
"Good evening," said the little prince courteously.
"Good evening," said the snake.
"What planet is this on which I have come down?" asked the little prince.
"This is the Earth; this is Africa," the snake answered.
"Ah! Then there are no people on the Earth?"
"This is the desert. There are no people in the desert. The Earth is large," said the snake.
The little prince sat down on a stone, and raised his eyes toward the sky.
"I wonder," he said, "whether the
stars are set alight in heaven so that one day each one of us may find
his own again . . . Look at my planet. It is right there above us. But
how far away it is!"
"It is beautiful," the snake said. "What has brought you here?"
"I have been having some trouble with a flower," said the little prince.
"Ah!" said the snake.
And they were both silent.
"Where are the men?" the little prince at last took up the conversation again. "It is a little lonely in the desert . . ."
"It is also lonely among men," the snake said.
The little prince gazed at him for a long time.
"You are a funny animal," he said at last. "You are no thicker than a finger . . ."
"But I am more powerful than the finger of a king," said the snake.
The little prince smiled.
"You are not very powerful. You haven't even any feet. You cannot even travel . . ."
"I can carry you farther than any ship could take you," said the snake.
He twined himself around the little prince's ankle, like a golden bracelet.
"Whomever I touch, I send back to
the earth from whence he came," the snake spoke again. "But you are
innocent and true, and you come from a star . . ."
The little prince made no reply.
"You move me to pity--you are so
weak on this Earth made of granite," the snake said. "I can help you,
some day, if you grow too homesick for your own planet. I can--"
"Oh! I understand you very well," said the little prince. "But why do you always speak in riddles?"
"I solve them all," said the snake.
And they were both silent.
The little prince crossed the
desert and met with only one flower. It was a flower with three petals,
a flower of no account at all.
"Good morning," said the little prince.
"Good morning," said the flower.
"Where are the men?" the little prince asked, politely.
The flower had once seen a caravan passing.
"Men?" she echoed. "I think there
are six or seven of them in existence. I saw them, several years ago.
But one never knows where to find them. The wind blows them away. They
have no roots, and that makes their life very difficult."
"Goodbye," said the little prince.
"Goodbye," said the flower.
After that, the little prince
climbed a high mountain. The only mountains he had ever known were the
three volcanoes, which came up to his knees. And he used the extinct
volcano as a footstool. "From a mountain as high as this one," he said
to himself, "I shall be able to see the whole planet at one glance, and
all the people . . ."
But he saw nothing, save peaks of rock that were sharpened like needles.
"Good morning," he said courteously.
"Good morning--Good morning--Good morning," answered the echo.
"Who are you?" said the little prince.
"Who are you--Who are you--Who are you?" answered the echo.
"Be my friends. I am all alone," he said.
"I am all alone--all alone--all alone," answered the echo.
"What a queer planet!" he thought.
"It is altogether dry, and altogether pointed, and altogether harsh and
forbidding. And the people have no imagination. They repeat whatever
one says to them . . . On my planet I had a flower; she always was the
first to speak . . ."
But it happened that after walking
for a long time through sand, and rocks, and snow, the little prince at
last came upon a road. And all roads lead to the abodes of men.
"Good morning," he said.
He was standing before a garden, all a-bloom with roses.
"Good morning," said the roses.
The little prince gazed at them. They all looked like his flower.
"Who are you?" he demanded, thunderstruck.
"We are roses," the roses said.
And he was overcome with sadness.
His flower had told him that she was the only one of her kind in all
the universe. And here were five thousand of them, all alike, in one
single garden!
"She would be very much annoyed,"
he said to himself, "if she should see that . . . She would cough most
dreadfully, and she would pretend that she was dying, to avoid being
laughed at. And I should be obliged to pretend that I was nursing her
back to life--for if I did not do that, to humble myself also, she
would really allow herself to die. . ."
Then he went on with his
reflections: "I thought that I was rich, with a flower that was unique
in all the world; and all I had was a common rose. A common rose, and
three volcanoes that come up to my knees--and one of them perhaps
extinct forever . . . That doesn't make me a very great prince . . ."
And he lay down in the grass and cried.
It was then that the fox appeared.
"Good morning," said the fox.
"Good morning," the little prince responded politely, although when he turned around he saw nothing.
"I am right here," the voice said, "under the apple tree."
"Who are you?" asked the little prince, and added, "You are very pretty to look at."
"I am a fox," the fox said.
"Come and play with me," proposed the little prince. "I am so unhappy."
"I cannot play with you," the fox said. "I am not tamed."
"Ah! Please excuse me," said the little prince.
But, after some thought, he added:
"What does that mean--'tame'?"
"You do not live here," said the fox. "What is it that you are looking for?"
"I am looking for men," said the little prince. "What does that mean--'tame'?"
"Men," said the fox. "They have
guns, and they hunt. It is very disturbing. They also raise chickens.
These are their only interests. Are you looking for chickens?"
"No," said the little prince. "I am looking for friends. What does that mean--'tame'?"
"It is an act too often neglected," said the fox. It means to establish ties."
"'To establish ties'?"
"Just that," said the fox. "To me,
you are still nothing more than a little boy who is just like a hundred
thousand other little boys. And I have no need of you. And you, on your
part, have no need of me. To you, I am nothing more than a fox like a
hundred thousand other foxes. But if you tame me, then we shall need
each other. To me, you will be unique in all the world. To you, I shall
be unique in all the world . . ."
"I am beginning to understand," said the little prince. "There is a flower . . . I think that she has tamed me . . ."
"It is possible," said the fox. "On the Earth one sees all sorts of things."
"Oh, but this is not on the Earth!" said the little prince.
The fox seemed perplexed, and very curious.
"On another planet?"
"Yes."
"Are there hunters on that planet?"
"No."
"Ah, that is interesting! Are there chickens?"
"No."
"Nothing is perfect," sighed the fox.
But he came back to his idea.
"My life is very monotonous," the
fox said. "I hunt chickens; men hunt me. All the chickens are just
alike, and all the men are just alike. And, in consequence, I am a
little bored. But if you tame me, it will be as if the sun came to
shine on my life. I shall know the sound of a step that will be
different from all the others. Other steps send me hurrying back
underneath the ground. Yours will call me, like music, out of my
burrow. And then look: you see the grain-fields down yonder? I do not
eat bread. Wheat is of no use to me. The wheat fields have nothing to
say to me. And that is sad. But you have hair that is the color of
gold. Think how wonderful that will be when you have tamed me! The
grain, which is also golden, will bring me back the thought of you. And
I shall love to listen to the wind in the wheat . . ."
The fox gazed at the little prince, for a long time.
"Please--tame me!" he said.
"I want to, very much," the little
prince replied. "But I have not much time. I have friends to discover,
and a great many things to understand."
"One only understands the things
that one tames," said the fox. "Men have no more time to understand
anything. They buy things all ready made at the shops. But there is no
shop anywhere where one can buy friendship, and so men have no friends
any more. If you want a friend, tame me . . ."
"What must I do, to tame you?" asked the little prince.
"You must be very patient," replied
the fox. "First you will sit down at a little distance from me--like
that--in the grass. I shall look at you out of the corner of my eye,
and you will say nothing. Words are the source of misunderstandings.
But you will sit a little closer to me, every day . . ."
The next day the little prince came back.
"It would have been better to come
back at the same hour," said the fox. "If, for example, you come at
four o'clock in the afternoon, then at three o'clock I shall begin to
be happy. I shall feel happier and happier as the hour advances. At
four o'clock, I shall already be worrying and jumping about. I shall
show you how happy I am! But if you come at just any time, I shall
never know at what hour my heart is to be ready to greet you . . . One
must observe the proper rites . . ."
"What is a rite?" asked the little prince.
"Those also are actions too often
neglected," said the fox. "They are what make one day different from
other days, one hour from other hours. There is a rite, for example,
among my hunters. Every Thursday they dance with the village girls. So
Thursday is a wonderful day for me! I can take a walk as far as the
vineyards. But if the hunters danced at just any time, every day would
be like every other day, and I should never have any vacation at all."
So the little prince tamed the fox. And when the hour of his departure drew near--
"Ah," said the fox, "I shall cry."
"It is your own fault," said the little prince. "I never wished you any sort of harm; but you wanted me to tame you . . ."
"Yes, that is so," said the fox.
"But now you are going to cry!" said the little prince.
"Yes, that is so," said the fox.
"Then it has done you no good at all!"
"It has done me good," said the fox, "because of the color of the wheat fields." And then he added:
"Go and look again at the roses.
You will understand now that yours is unique in all the world. Then
come back to say goodbye to me, and I will make you a present of a
secret."
The little prince went away, to look again at the roses.
"You are not at all like my rose,"
he said. "As yet you are nothing. No one has tamed you, and you have
tamed no one. You are like my fox when I first knew him. He was only a
fox like a hundred thousand other foxes. But I have made him my friend,
and now he is unique in all the world."
And the roses were very much embarassed.
"You are beautiful, but you are
empty," he went on. "One could not die for you. To be sure, an ordinary
passerby would think that my rose looked just like you--the rose that
belongs to me. But in herself alone she is more important than all the
hundreds of you other roses: because it is she that I have watered;
because it is she that I have put under the glass globe; because it is
she that I have sheltered behind the screen; because it is for her that
I have killed the caterpillars (except the two or three that we saved
to become butterflies); because it is she that I have listened to, when
she grumbled, or boasted, or ever sometimes when she said nothing.
Because she is my rose.
And he went back to meet the fox.
"Goodbye," he said.
"Goodbye," said the fox. "And now
here is my secret, a very simple secret: It is only with the heart that
one can see rightly; what is essential is invisible to the eye."
"What is essential is invisible to the eye," the little prince repeated, so that he would be sure to remember.
"It is the time you have wasted for your rose that makes your rose so important."
"It is the time I have wasted for my rose--" said the little prince, so that he would be sure to remember.
"Men have forgotten this truth,"
said the fox. "But you must not forget it. You become responsible,
forever, for what you have tamed. You are responsible for your rose . .
."
"I am responsible for my rose," the little prince repeated, so that he would be sure to remember.
"Good morning," said the little prince.
"Good morning," said the railway switchman.
"What do you do here?" the little prince asked.
"I sort out travelers, in bundles
of a thousand," said the switchman. "I send off the trains that carry
them: now to the right, now to the left."
And a brilliantly lighted express train shook the switchman's cabin as it rushed by with a roar like thunder.
"They are in a great hurry," said the little prince. "What are they looking for?"
"Not even the locomotive engineer knows that," said the switchman.
And a second brilliantly lighted express thundered by, in the opposite direction.
"Are they coming back already?" demanded the little prince.
"These are not the same ones," said the switchman. "It is an exchange."
"Were they not satisfied where they were?" asked the little prince.
"No one is ever satisfied where he is," said the switchman.
And they heard the roaring thunder of a third brilliantly lighted express.
"Are they pursuing the first travelers?" demanded the little prince.
"They are pursuing nothing at all,"
said the switchman. "They are asleep in there, or if they are not
asleep they are yawning. Only the children are flattening their noses
against the windowpanes."
"Only the children know what they
are looking for," said the little prince. "They waste their time over a
rag doll and it becomes very important to them; and if anybody takes it
away from them, they cry . . ."
"They are lucky," the switch man said.
"Good morning," said the little prince.
"Good morning," said the merchant.
This was a merchant who sold pills
that had been invented to quench thirst. You need only swallow one pill
a week, and you would feel no need of anything to drink.
"Why are you selling those?" asked the little prince.
"Because they save a tremendous
amount of time," said the merchant. "Computations have been made by
experts. With these pills, you save fifty-three minutes in every week."
"And what do I do with those fifty-three minutes?"
"Anything you like . . ."
"As for me," said the little prince
to himself, "if I had fifty-three minutes to spend as I liked, I should
walk at my leisure toward a spring of fresh water."
It was now the eighth day since I
had had my accident in the desert, and I had listened to the story of
the merchant as I was drinking the last drop of my water supply.
"Ah," I said to the little prince,
"these memories of yours are very charming; but I have not yet
succeeded in repairing my plane; I have nothing more to drink; and I,
too, should be very happy if I could walk at my leisure toward a spring
of fresh water!"
"My friend the fox--" the little prince said to me.
"My dear little man, this is no longer a matter that has anything to do with the fox!"
"Why not?"
"Because I am about to die of thirst . . ."
He did not follow my reasoning, and he answered me:
"It is a good thing to have had a
friend, even if one is about to die. I, for instance, am very glad to
have had a fox as a friend . . ."
"He has no way of guessing the
danger," I said to myself. "He has never been either hungry or thirsty.
A little sunshine is all he needs . . ."
But he looked at me steadily, and replied to my thought:
"I am thirsty, too. Let us look for a well . . ."
I made a gesture of weariness. It
is absurd to look for a well, at random, in the immensity of the
desert. But nevertheless we started walking.
When we had trudged along for
several hours, in silence, the darkness fell, and the stars began to
come out. Thirst had made me a little feverish, and I looked at them as
if I were in a dream. The little prince's last words came reeling back
into my memory:
"Then you are thirsty, too?" I demanded.
But he did not reply to my question. He merely said to me:
"Water may also be good for the heart . . ."
I did not understand this answer, but I said nothing. I knew very well that it was impossible to cross-examine him.
He was tired. He sat down. I sat down beside him. And, after a little silence, he spoke again:
"The stars are beautiful, because of a flower that cannot be seen."
I replied, "Yes, that is so." And,
without saying anything more, I looked across the ridges of sand that
were stretched out before us in the moonlight.
"The desert is beautiful," the little prince added.
And that was true. I have always
loved the desert. One sits down on a desert sand dune, sees nothing,
hears nothing. Yet through the silence something throbs, and gleams . .
.
"What makes the desert beautiful," said the little prince, "is that somewhere it hides a well . . ."
I was astonished by a sudden
understanding of that mysterious radiation of the sands. When I was a
little boy I lived in an old house, and legend told us that a treasure
was buried there. To be sure, no one had ever known how to find it;
perhaps no one had ever even looked for it. But it cast an enchantment
over that house. My home was hiding a secret in the depths of its heart
. . .
"Yes," I said to the little prince.
"The house, the stars, the desert--what gives them their beauty is
something that is invisible!"
"I am glad," he said, "that you agree with my fox."
As the little prince dropped off to
sleep, I took him in my arms and set out walking once more. I felt
deeply moved, and stirred. It seemed to me that I was carrying a very
fragile treasure. It seemed to me, even, that there was nothing more
fragile on all Earth. In the moonlight I looked at his pale forehead,
his closed eyes, his locks of hair that trembled in the wind, and I
said to myself: "What I see here is nothing but a shell. What is most
important is invisible . . ."
As his lips opened slightly with
the suspicion of a half-smile, I said to myself, again: "What moves me
so deeply, about this little prince who is sleeping here, is his
loyalty to a flower--the image of a rose that shines through his whole
being like the flame of a lamp, even when he is asleep . . ." And I
felt him to be more fragile still. I felt the need of protecting him,
as if he himself were a flame that might be extinguished by a little
puff of wind . . .
And, as I walked on so, I found the well, at daybreak.
"Men," said the little prince, "set
out on their way in express trains, but they do not know what they are
looking for. Then they rush about, and get excited, and turn round and
round . . ."
And he added:
"It is not worth the trouble . . ."
The well that we had come to was
not like the wells of the Sahara. The wells of the Sahara are mere
holes dug in the sand. This one was like a well in a village. But there
was no village here, and I thought I must be dreaming . . .
"It is strange," I said to the little prince. "Everything is ready for use: the pulley, the bucket, the rope . . ."
He laughed, touched the rope, and
set the pulley to working. And the pulley moaned, like an old
weathervane which the wind has long since forgotten.
"Do you hear?" said the little prince. "We have wakened the well, and it is singing . . ."
I did not want him to tire himself with the rope.
"Leave it to me," I said. "It is too heavy for you."
I hoisted the bucket slowly to the
edge of the well and set it there--happy, tired as I was, over my
achievement. The song of the pulley was still in my ears, and I could
see the sunlight shimmer in the still trembling water.
"I am thirsty for this water," said the little prince. "Give me some of it to drink . . ."
And I understood what he had been looking for.
I raised the bucket to his lips. He
drank, his eyes closed. It was as sweet as some special festival treat.
This water was indeed a different thing from ordinary nourishment. Its
sweetness was born of the walk under the stars, the song of the pulley,
the effort of my arms. It was good for the heart, like a present. When
I was a little boy, the lights of the Christmas tree, the music of the
Midnight Mass, the tenderness of smiling faces, used to make up, so,
the radiance of the gifts I received.
"The men where you live," said the
little prince, "raise five thousand roses in the same garden--and they
do not find in it what they are looking for."
"They do not find it," I replied.
"And yet what they are looking for could be found in one single rose, or in a little water."
"Yes, that is true," I said.
And the little prince added:
"But the eyes are blind. One must look with the heart . . ."
I had drunk the water. I breathed
easily. At sunrise the sand is the color of honey. And that honey color
was making me happy, too. What brought me, then, this sense of grief?
"You must keep your promise," said the little prince, softly, as he sat down beside me once more.
"What promise?"
"You know--a muzzle for my sheep . . . I am responsible for this flower . . ."
I took my rough drafts of drawings out of my pocket. The little prince looked them over, and laughed as he said:
"Your baobabs--they look a little like cabbages."
"Oh!"
I had been so proud of my baobabs!
"Your fox--his ears look a little like horns; and they are too long."
And he laughed again.
"You are not fair, little prince,"
I said. "I don't know how to draw anything except boa constrictors from
the outside and boa constrictors from the inside."
"Oh, that will be all right," he said, "children understand."
So then I made a pencil sketch of a muzzle. And as I gave it to him my heart was torn.
"You have plans that I do not know about," I said.
But he did not answer me. He said to me, instead:
"You know--my descent to the earth . . . Tomorrow will be its anniversary."
Then, after a silence, he went on:
"I came down very near here."
And he flushed.
And once again, without understanding why, I had a queer sense of sorrow. One question, however, occurred to me:
"Then it was not by chance that on
the morning when I first met you--a week ago--you were strolling along
like that, all alone, a thousand miles from any inhabited region? You
were on the your back to the place where you landed?"
The little prince flushed again.
And I added, with some hesitancy:
"Perhaps it was because of the anniversary?"
The little prince flushed once more. He never answered questions--but when one flushes does that not mean "Yes"?
"Ah," I said to him, "I am a little frightened--"
But he interrupted me.
"Now you must work. You must return to your engine. I will be waiting for you here. Come back tomorrow evening . . ."
But I was not reassured. I remembered the fox. One runs the risk of weeping a little, if one lets himself be tamed . . .
Beside the well there was the ruin
of an old stone wall. When I came back from my work, the next evening,
I saw from some distance away my little price sitting on top of a wall,
with his feet dangling. And I heard him say:
"Then you don't remember. This is not the exact spot."
Another voice must have answered him, for he replied to it:
"Yes, yes! It is the right day, but this is not the place."
I continued my walk toward the wall. At no time did I see or hear anyone. The little prince, however, replied once again:
"--Exactly. You will see where my
track begins, in the sand. You have nothing to do but wait for me
there. I shall be there tonight."
I was only twenty meters from the wall, and I still saw nothing.
After a silence the little prince spoke again:
"You have good poison? You are sure that it will not make me suffer too long?"
I stopped in my tracks, my heart torn asunder; but still I did not understand.
"Now go away," said the little prince. "I want to get down from the wall."
I dropped my eyes, then, to the
foot of the wall--and I leaped into the air. There before me, facing
the little prince, was one of those yellow snakes that take just thirty
seconds to bring your life to an end. Even as I was digging into my
pocked to get out my revolver I made a running step back. But, at the
noise I made, the snake let himself flow easily across the sand like
the dying spray of a fountain, and, in no apparent hurry, disappeared,
with a light metallic sound, among the stones.
I reached the wall just in time to catch my little man in my arms; his face was white as snow.
"What does this mean?" I demanded. "Why are you talking with snakes?"
I had loosened the golden muffler
that he always wore. I had moistened his temples, and had given him
some water to drink. And now I did not dare ask him any more questions.
He looked at me very gravely, and put his arms around my neck. I felt
his heart beating like the heart of a dying bird, shot with someone's
rifle . . .
"I am glad that you have found what was the matter with your engine," he said. "Now you can go back home--"
"How do you know about that?"
I was just coming to tell him that my work had been successful, beyond anything that I had dared to hope.
He made no answer to my question, but he added:
"I, too, am going back home today . . ."
Then, sadly--
"It is much farther . . . It is much more difficult . . ."
I realized clearly that something
extraordinary was happening. I was holding him close in my arms as if
he were a little child; and yet it seemed to me that he was rushing
headlong toward an abyss from which I could do nothing to restrain him
. . .
His look was very serious, like some one lost far away.
"I have your sheep. And I have the sheep's box. And I have the muzzle . . ."
And he gave me a sad smile.
I waited a long time. I could see that he was reviving little by little.
"Dear little man," I said to him, "you are afraid . . ."
He was afraid, there was no doubt about that. But he laughed lightly.
"I shall be much more afraid this evening . . ."
Once again I felt myself frozen by
the sense of something irreparable. And I knew that I could not bear
the thought of never hearing that laughter any more. For me, it was
like a spring of fresh water in the desert.
"Little man," I said, "I want to hear you laugh again."
But he said to me:
"Tonight, it will be a year . . . My star, then, can be found right above the place where I came to the Earth, a year ago . . ."
"Little man," I said, "tell me that it is only a bad dream--this affair of the snake, and the meeting-place, and the star . . ."
But he did not answer my plea. He said to me, instead:
"The thing that is important is the thing that is not seen . . ."
"Yes, I know . . ."
"It is just as it is with the
flower. If you love a flower that lives on a star, it is sweet to look
at the sky at night. All the stars are a-bloom with flowers . . ."
"Yes, I know . . ."
"It is just as it is with the
water. Because of the pulley, and the rope, what you gave me to drink
was like music. You remember--how good it was."
"Yes, I know . . ."
"And at night you will look up at
the stars. Where I live everything is so small that I cannot show you
where my star is to be found. It is better, like that. My star will
just be one of the stars, for you. And so you will love to watch all
the stars in the heavens . . . they will all be your friends. And,
besides, I am going to make you a present . . ."
He laughed again.
"Ah, little prince, dear little prince! I love to hear that laughter!"
"That is my present. Just that. It will be as it was when we drank the water . . ."
"What are you trying to say?"
"All men have the stars," he
answered, "but they are not the same things for different people. For
some, who are travelers, the stars are guides. For others they are no
more than little lights in the sky. For others, who are scholars, they
are problems. For my businessman they were wealth. But all these stars
are silent. You--you alone--will have the stars as no one else has
them--"
"What are you trying to say?"
"In one of the stars I shall be
living. In one of them I shall be laughing. And so it will be as if all
the stars were laughing, when you look at the sky at night . . .
You--only you--will have stars that can laugh!"
And he laughed again.
"And when your sorrow is comforted
(time soothes all sorrows) you will be content that you have known me.
You will always be my friend. You will want to laugh with me. And you
will sometimes open your window, so, for that pleasure . . . And your
friends will be properly astonished to see you laughing as you look up
at the sky! Then you will say to them, 'Yes, the stars always make me
laugh!' And they will think you are crazy. It will be a very shabby
trick that I shall have played on you . . ."
And he laughed again.
"It will be as if, in place of the stars, I had given you a great number of little bells that knew how to laugh . . ."
And he laughed again. Then he quickly became serious:
"Tonight--you know . . . Do not come."
"I shall not leave you," I said.
"I shall look as if I were
suffering. I shall look a little as if I were dying. It is like that.
Do not come to see that. It is not worth the trouble . . ."
"I shall not leave you."
But he was worried.
"I tell you--it is also because of
the snake. He must not bite you. Snakes--they are malicious creatures.
This one might bite you just for fun . . ."
"I shall not leave you."
But a thought came to reassure him:
"It is true that they have no more poison for a second bite."
That night I did not see him set
out on his way. He got away from me without making a sound. When I
succeeded in catching up with him he was walking along with a quick and
resolute step. He said to me merely:
"Ah! You are there . . ."
And he took me by the hand. But he was still worrying.
"It was wrong of you to come. You will suffer. I shall look as if I were dead; and that will not be true . . ."
I said nothing.
"You understand . . . it is too far. I cannot carry this body with me. It is too heavy."
I said nothing.
"But it will be like an old abandoned shell. There is nothing sad about old shells . . ."
I said nothing.
He was a little discouraged. But he made one more effort:
"You know, it will be very nice. I,
too, shall look at the stars. All the stars will be wells with a rusty
pulley. All the stars will pour out fresh water for me to drink . . ."
I said nothing.
"That will be so amusing! You will
have five hundred million little bells, and I shall have five hundred
million springs of fresh water . . .
And he too said nothing more, becuase he was crying . . .
"Here it is. Let me go on by myself."
And he sat down, because he was afraid. Then he said, again:
"You know--my flower . . . I am
responsible for her. And she is so weak! She is so naïve! She has four
thorns, of no use at all, to protect herself against all the world . .
."
I too sat down, because I was not able to stand up any longer.
"There now--that is all . . ."
He still hesitated a little; then he got up. He took one step. I could not move.
There was nothing but a flash of
yellow close to his ankle. He remained motionless for an instant. He
did not cry out. He fell as gently as a tree falls. There was not even
any sound, because of the sand.
And now six years have already gone
by . . . I have never yet told this story. The companions who met me on
my return were well content to see me alive. I was sad, but I told
them: "I am tired."
Now my sorrow is comforted a
little. That is to say--not entirely. But I know that he did go back to
his planet, because I did not find his body at daybreak. It was not
such a heavy body . . . and at night I love to listen to the stars. It
is like five hundred million little bells . . .
But there is one extraordinary
thing . . . when I drew the muzzle for the little prince, I forgot to
add the leather strap to it. He will never have been able to fasten it
on his sheep. So now I keep wondering: what is happening on his planet?
Perhaps the sheep has eaten the flower . . .
At one time I say to myself:
"Surely not! The little prince shuts his flower under her glass globe
every night, and he watches over his sheep very carefully . . ." Then I
am happy. And there is sweetness in the laughter of all the stars.
But at another time I say to
myself: "At some moment or other one is absent-minded, and that is
enough! On some one evening he forgot the glass globe, or the sheep got
out, without making any noise, in the night . . ." And then the little
bells are changed to tears . . .
Here, then, is a great mystery. For
you who also love the little prince, and for me, nothing in the
universe can be the same if somewhere, we do not know where, a sheep
that we never saw has--yes or no?--eaten a rose . . .
Look up at the sky. Ask yourselves:
is it yes or no? Has the sheep eaten the flower? And you will see how
everything changes . . .
And no grown-up will ever understand that this is a matter of so much importance!
This is, to me, the loveliest and
saddest landscape in the world. It is the same as that on the preceding
page, but I have drawn it again to impress it on your memory. It is
here that the little prince appeared on Earth, and disappeared.
Look at it carefully so that you
will be sure to recognize it in case you travel some day to the African
desert. And, if you should come upon this spot, please do not hurry on.
Wait for a time, exactly under the star. Then, if a little man appears
who laughs, who has golden hair and who refuses to answer questions,
you will know who he is. If this should happen, please comfort me. Send
me word that he has come back.
For she did not want him to see her crying. She was such a proud flower . . .